BHXH Thừa Thiên Huế ký kết phối hợp với Tỉnh Đoàn
BHXH Thừa Thiên Huế ký kết phối hợp với Tỉnh Đoàn

Ông cho biết thêm, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, thường xuyên nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN dẫn đến nợ kéo dài, số tiền nợ lớn, gây khó khăn cho cơ quan BHXH và ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, nhận BHXH 1 lần, quyền lợi được khám chữa bệnh BHYT.

Theo BHXH Thừa Thiên Huế, 6 tháng đầu năm 2023, nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của doanh nghiệp, người lao động và nhân dân, tác động mạnh đến công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tuy vậy, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt những kết quả tích cực trong công tác BHXH, BHYT, BHTN.

Ước tính đến ngày 30/6/2023, số người tham gia BHXH bắt buộc là 126.000 người, đạt 93,37% so với kế hoạch được BHXH Việt Nam giao năm 2023; tham gia BHXH tự nguyện 18.700 người, đạt 76,2% kế hoạch; tham gia BHTN 117.450 người, đạt 90,98% kế hoạch.

Số thuđạt 1.680 tỷ đồng, đạt 45,5% so với kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao năm 2023. Số tiền chậm đóngcủa các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN ước tính 195 tỷ đồng, giảm 15 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Vận động người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Vận động người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH Thừa Thiên Huế đã thực hiện việc giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng, góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động (NLĐ), đặc biệt là trong tình hình công ăn, việc làm, thu nhập của người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tác động sau đại dịch Covid-19.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh giải quyết 425 hồ sơ hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và 6.856 hồ sơ hưởng các chế độ trợ cấp một lần, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó, số hồ sơ hưởng BHXH 1 lần là 6.320, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2022). Bảo hiểm xã hội giải quyết chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức cho 36.049 lượt người; quản lý, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH 32.764 người với tổng số tiền chi trả bình quân 159 tỷ đồng/tháng; giải quyết chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 4.915 người. Tổng số chi BHXH, BHTN 6 tháng đầu năm ước tính: 1.418 tỷ đồng.

Năm 2023, BHXH tỉnh đã ký hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) BHYT với 44 đơn vị mới nâng tổng số KCB BHYT toàn tỉnh lên 188 cơ sở; phối hợp với Ngành Y tế để tổ chức thực hiện chính sách BHYT, triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát chi phí KCB BHYT, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT; chủ động triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng quy định.

Ước tính chi phí KCB BHYT phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2023 là 1.243 tỷ đồng/1.171.691 lượt người KCB. So với cùng kỳ 2022, chi phí BHYT phát sinh tại tỉnh tăng 229 tỷ đồng (tăng 22%).

Nhờ BHYT nhiều bệnh nhân nặng được BHXH chi trả
Nhờ BHYT nhiều bệnh nhân nặng được BHXH chi trả

Tổng số chi BHXH, BHTN, BHYT 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.664 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến 15/6/2023, BHXH Thừa Thiên Huế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 111 đơn vị. Qua đó phát hiện, kiến nghị truy thu đối với các trường hợp  chưa đóng, đóng thiếu thời gian, thiếu mức quy định; thu hồi đối với trường hợp chi sai BHXH, BHYT, BHTN,… đặc biệt là đôn đốc các đơn vị chuyển nộp tiền nợ với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng.

BHXH tỉnh đẩy mạnh liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tính đến 19/6/2023, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với số lượng 1.021.167 trên tổng số 1.143.107 người tham gia BHXH, BHYT, đạt 89%. Tỉnh có 181/188 cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân

Nói về tồn tại, BHXH Thừa Thiên Huế cho biết, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật về lao động, việc làm, BHXH; chưa tham gia, tham gia chưa đầy đủ BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT cho người lao động. Người tham gia BHXH tự nguyện, vẫn còn thấp so với tiềm năng. Về BHYT, một số người dân từ năm 2023, không còn được ngân sách đóng BHYT và chưa tiếp tục tham gia BHYT.

Ở một số cơ sở KCB BHYT, tình trạng chỉ định xét nghiệm chưa phù hợp với tình trạng bệnh, thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật khi chưa thật cần thiết, tăng cường chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú và kéo dài thời gian nằm viện dẫn đến gia tăng chi phí điều trị bất thường tại một số cơ sở KCB.

                                                                                                                                                                                          Trần Minh Tích