Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thực phẩm sản xuất thủ công phải ghi nhãn dinh dưỡng từ ngày 01/01/2025

Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến ngày 01/01/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến ngày 01/01/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.

Dự thảo nêu rõ nội dung ghi thành phần dinh dưỡng gồm 7 chỉ tiêu sau: 1- Năng lượng (Energy); 2- Chất đạm (Protein); 3- Carbohydrate (Chất bột đường); 4- Total sugars (đường tổng số/tổng đường); 5- Chất béo (Fat); 6- Chất béo bão hòa (Saturated Fat); 7- Natri (Sodium).

Bộ Y tế cho biết, đề xuất trên xuất phát trên cơ sở Hướng dẫn áp dụng của CODEX năm 2011 và hiện nay tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng của CODEX đã được 70% các quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đầy đủ, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Singapore, Phillipin, Thái Lan, Indonesia…

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Căn cứ vào thực trạng tiêu dùng thực phẩm của người dân Việt Nam cũng như mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay. Theo các nghiên cứu, khảo sát, xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến công nghiệp, bao gói sẵn ngày càng gia tăng và phổ biến tại Việt Nam.

Điều này tác động lớn đến khẩu phần dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt Nam. Đồng thời, mô hình bệnh tật của Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, béo phì… Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mất cân bằng dinh dưỡng với các hình thức khác nhau.

Xuất phát từ thực tiễn thực hiện ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm tại Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ tiêu tổng năng lượng chiếm 100% sản phẩm; chất béo, đạm là 89,5% sản phẩm, hàm lượng cacbonhydrat là 86,6%, hàm lượng muối là 21,1%, đường là 23,7% sản phẩm.

Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng

Về cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng: Để bảo đảm hướng dẫn thống nhất trong cách ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm, dự thảo Thông tư đề xuất quy định cụ thể về cách biểu thị đối với từng thành phần dinh dưỡng, ban hành phụ lục các biểu mẫu hướng dẫn về cách trình bày thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm kèm theo dự thảo Thông tư và hướng dẫn về giá trị tham chiếu.

Cụ thể, theo dự thảo, thông tin về giá trị năng lượng phải được biểu thị theo ki-lô-ca-lo (kcal) hoặc kJ. Thông tin về hàm lượng chất đạm, cacbohydrate, đường tổng số, chất béo, chất béo bão hòa phải được biểu thị bằng số gam (g); thông tin về hàm lượng natri phải được biểu thị bằng miligam (mg) tính trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm và biểu thị theo phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu theo hướng dẫn tại Phụ lục I của dự thảo. Trường hợp thực phẩm được đóng gói gồm nhiều phần ăn thì có thể ghi theo mỗi phần ăn.

Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng nêu trên phải được thể hiện bằng số, đầy đủ thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục II dự thảo.

Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhận biết, gắn liền với bao bì của sản phẩm, không thể tẩy xóa.

Lộ trình thực hiện ghi nhãn dinh dưỡng

Về lộ trình thực hiện: Để bảo đảm tính khả thi, giúp doanh nghiệp có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị, nhân sự, công nghệ cho việc thực hiện quy định về ghi nhãn dinh dưỡng, dự thảo Thông tư đề xuất quy định lộ trình thực hiện như sau:

Chậm nhất đến ngày 01/01/2024, thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định.

Chậm nhất đến ngày 01/01/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định.

Nguồn Bộ Y tế

Tin mới

Hơn 30 nghìn phương tiện vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình
Hơn 30 nghìn phương tiện vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình

Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng xác định có hơn 30 nghìn xe ô tô kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) về Cục Đường bộ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm.

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.