Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương mại bán lẻ: Hợp tác để cạnh tranh

Vì sao, trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế?

Bài 1: Thương hiệu ở nơi… góc khuất

Bài 2: Chiến lược mỏng như… tờ giấy

THCL Vì sao, trong khi bán lẻ ngoại lấn lướt thì bán lẻ nội dè dặt và yếu thế? Câu trả lời đã có: Bán lẻ Việt Nam đang thiếu chiến lược, cả ở 3 cấp nhà nước, ngành và DN.

Lực yếu, vốn thiếu…

Thực lực quá nhỏ bé, vốn tự có của các siêu thị nội chỉ đủ 15 - 20% nhu cầu kinh doanh.

Đơn cử, một thương hiệu lớn như Saigon Co.op chỉ có 1.000 tỷ đồng vốn tự có - rất khó đầu tư vào việc thu mua hàng hóa trực tiếp từ sản xuất, hàng hóa qua quá nhiều khâu trung gian bất hợp lý mới đến được quầy, kệ siêu thị.

Trên thực tế, 60 - 70% các siêu thị nội phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao hơn các DN nước ngoài vay của công ty mẹ từ 4 - 5%? Điều này lý giải tại sao giá cả tại các siêu thị nội thường cao hơn giá tại các siêu thị ngoại trên thị trường.

Nguồn nhân lực điều hành kinh doanh, kể cả giám đốc các siêu thị nội, chưa được đào tạo chuyên ngành. Vì vậy, công tác quản trị DN còn yếu, năng suất lao động thấp. Các DN bán lẻ Việt Nam, nếu nhìn vào quầy hàng, kệ hàng thì cách bày biện hầu như giống nhau, không có điểm khác biệt, ít đổi mới. Văn hóa kinh doanh, phục vụ khách hàng còn yếu, ít chăm lo đến công tác xây dựng thương hiệu bán lẻ theo đúng nghĩa của nó. Dự thảo báo cáo kinh tế, xã hội - Đại hội XII của Đảng ghi rõ: “Hệ thống phân phối còn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chưa kết nối thông suốt hiệu quả, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ”.

Tính cấu kết trong kinh doanh thiếu bền vững, dễ bị phá vỡ, tồn tại nhiều năm, chưa được khắc phục. Mạnh ai người đó thu mua hàng hóa rồi tổ chức bán ra. Sự phối hợp, hỗ trợ trong mua - bán của các DN còn lỏng lẻo, do vậy không tạo thành sức mạnh tổng hợp. Các DN đã tham gia vào các hiệp hội cũng không ngoại lệ. Cá biệt, một số siêu thị lớn có mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa chưa bình đẳng như đòi hỏi chiết khấu cao (có khi lên tới 20 - 30%) và một số chi phí khác làm cho hàng hóa tự đẩy giá lên cao, khó cạnh tranh.

Người sản xuất không được hưởng lợi nhuận một cách hợp lý; hàng đủ tiêu chuẩn chưa chắc vào được siêu thị. Người tiêu dùng chịu thiệt thòi...

Đó là cơ hội tốt cho sự lấn lướt của hàng ngoại, ảnh hưởng đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hiện nay.

Lỗi từ chính sách

Nói như vậy không có nghĩa, các DN nội có lỗi hoàn toàn. Ở đây, còn có những yếu tố khách quan: Công tác quy hoạch hệ thống bán lẻ trong toàn quốc, xây dựng chưa khoa học, tính thực thi yếu, thiếu các điều kiện cần và đủ cho việc triển khai thực hiện; đôi lúc tùy tiện cục bộ, gây thiệt hại trước hết đối với các DN nhỏ, gây bức xúc trong nội bộ các siêu thị nội.

Chưa kể, chính sách thuế không công bằng giữa thuế VAT và thuế khoán khiến cho sự cạnh tranh về giá trở nên méo mó. Hàng lậu, hàng giả tràn lan trên thị trường, chưa được giải quyết một cách cơ bản, người làm ăn nghiêm túc chịu thiệt thòi, gian thương thu lợi bất chính. Trong khi việc xử lý của các cơ quan chức năng đối với hàng lậu, hàng giả mới chỉ “sờ” đến phần nổi của tảng băng chìm?

Về lưu thông, ngoài các chi phí chung mà các DN kinh doanh siêu thị phải thực hiện, còn phải chịu các chi phí khá tốn kém khác như tiếp cận đất đai khó khăn khi mở chuỗi siêu thị, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí mặt bằng bị đẩy lên một cách vô lý, chi phí kho vận cao hơn các nước trong khu vực…

Tới đây, Việt Nam tham gia chính thức vào Hiệp định Kinh tế chung ASEAN (AEC), các FTA song phương và đa phương đã thực hiện và sẽ được ký kết trong 1 - 2 năm tiếp theo và có thể trong năm 2016, hiệp định TTP sẽ có hiệu lực. Có thể nói, Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thương mại dịch vụ và hàng hóa theo đó sẽ được mở rộng, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, các DN ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Điều đó, buộc chúng ta phải tự đổi mới để cùng tồn tại và phát triển.

Vũ Vinh Phú
Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội

Tin mới

Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4
Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4

Được biết, dự kiến giá vé toàn tuyến cho lộ trình xe buýt từ TP. Đà Nẵng đi TP. Tam Kỳ có giá vé từ 39.000 đồng và 35.000 đồng cho lộ trình từ TP. Đà Nẵng đi TP. Hội An, được nhiều người dân đánh giá là hợp lý, hấp dẫn và hứa hẹn sẽ được nhiều người ủng hộ.

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.