Tôm tẩm hóa chất: NTD lĩnh đủ!
THCL Để tăng trọng lượng cho tôm, các gian thương đã bơm tạp chất vào tôm nhằm thu lợi bất chính. Phần lớn loại tôm bị bơm tạp chất là tôm sú. NTD khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất…
1001… tạp chất chui vào tôm
Bình thường mình tôm mềm, cong. Tôm có tạp chất phù đầu, giãn đốt, xòe đuôi, gai vểnh, mang của nó bơm tạp chất cứng, phồng căng (trong khi mang tôm thường mềm, phẳng). Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, các đốt trên thân tôm bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Đầu và thân nhanh rời nhau.
Bên cạnh đó, để biến tôm đông lạnh chết nhợt nhạt trở nên căng mọng, tươi ngon, nhiều cơ sở sản xuất đã dùng các gói bột agar (làm thạch rau câu) hòa vào với nước. Sau đó, họ dùng kim tiêm bơm vào lưng tôm. Không chỉ giúp tôm có màu sắc bắt mắt, mà còn giúp tôm tăng trọng lượng. Sau khi bơm, trung bình mỗi con tôm loại to sẽ tăng gần 1 lạng, làm tăng lợi khủng cho gian thương.
“Nẻo đường” tạp chất – đám con buôn dùng để bơm vào tôm còn có loại bột trắng có tên CMC (phụ gia được dùng để nén thuốc viên). Chất này được pha với nước thành dung dịch sệt, hút vào ống tiêm “phù phép” những con tôm bị chết, ươn, hỏng thành tôm bóng mướt như mới…Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ, vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. Thị trường nội địa cũng là nơi tiêu thụ cho thủy sản bẩn.
Nguy hại khi ăn tôm chứa tạp chất
Việc tôm nhiễm kháng sinh cấm, bị bơm tạp chất… không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD. Theo các chuyên gia y tế, tôm khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển.
Người ăn phải loại tôm này, sẽ có nguy cơ ngộ độc và mắc một số chứng bệnh nguy hiểm… Cụ thể, vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc. Ngoài ra, còn có vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn escheria coli gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
Không chỉ vậy, nếu nguồn nước sử dụng để bơm tạp chất vào tôm bị ô nhiễm, lấy từ các con sông, kênh rạch, nước ruộng bẩn thì các vi khuẩn càng có cơ hội tấn công cơ thể, khiến người ăn dễ bị mắc bệnh. Ngoài tiêm nước hay tạp chất, người bán còn dùng các loại chất bảo quản hay chất hóa học để giữ tôm được tươi ngon - sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như hại gan, thận…
Mới đây, lực lượng chức năng đã bắt quả tang một số cơ sở kinh doanh thủy sản đang bơm tạp chất vào tôm sú chết nhằm tạo màu sắc tươi và tăng trọng, bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Việc liên tục phát hiện các trường hợp bơm tạp chất vào tôm đang khiến dư luận hoang mang. Song, thực tế nhiều người vẫn chưa nhận diện được đâu là tôm tươi ngon và đâu là tôm đã bơm tạp chất.
Chọn mua tôm sạch
Trước tình trạng tôm bị bơm tạp chất, hoặc dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng..., NTD cần đề cao cảnh giác và khôn ngoan khi chọn loại thủy sản này.
Chắc ăn nhất, bạn hãy tìm mua tôm còn “nhảy tanh tách”, tôm còn cử động vỏ sáng bóng, còn nguyên chân càng, mắt xanh đen… đây là cách an toàn nhất.
Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.
Với tôm sú: không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn, thịt trong gắn chặt vào vỏ.
Chị Lan làm nội trợ (Đống Đa) chia sẻ: “Trong khi chế biến, với tôm tiêm tạp chất, phần thịt thường bị teo lại, thịt bở và ăn cảm giác bị nhạt, có mùi khai... thì nên bỏ đi. Tôm tươi thì thịt ngọt, ra ít nước, không bị bở”…
Ánh Lợi
Bài viết khác
Thừa Thiên Huế: Đón nhận bằng UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Chiều ngày 23/11, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho: “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy -HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 1/7/2025
Luật Di sản văn hóa sửa đổi có 413/422 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 1/7/2025.
Imagine Dragons “gây bão mạng” khi xác nhận lưu diễn Việt Nam
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Ngày 23/11, Điện Thái Hòa- Đại Nội Huế hoàn thành việc tu bổ, tổng thể di tích và đưa vào khai thác
Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn, sau 3 năm trùng tu, ngày 23/11/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã công bố hoàn thành dự án "Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa” đưa vào phục vụ khách tham quan, du lịch.
"Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" sự cộng hưởng của nhiều điều tốt đẹp
Cuộc thi video clip "Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" năm 2024, đón nhận gần 100 tác phẩm của các tác giả trên mọi miền tổ quốc, tăng cả về số lượng và chất lượng so với mùa đầu tiên tổ chức năm 2023.
Tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày Truyền thống tỉnh An Giang trong Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chiều ngày 22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832 -22/11/2024). Trước đó, các Đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động đã tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản”
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Hà Tĩnh có thêm 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Rà soát công tác tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng chí Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.