Sự tăng trưởng này được cho là do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 02 năm hạn chế đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình (riêng doanh thu tháng Bảy ngành này tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu du lịch lữ hành 07 tháng năm 2022 ước đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa.
Doanh thu 07 tháng năm 2022 của một số địa phương so với cùng kỳ như sau: Khánh Hòa tăng 858,4%; Cần Thơ tăng 328,3%; Đà Nẵng tăng 284,8%; Hà Nội tăng 216,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 111,4%.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 312,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng Bảy gấp 2,1 lần so với tháng 07/2021.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thì "ông lớn" nước ngoài từ Thái Lan sở hữu các thương hiệu bán lẻ quy mô lớn tại Việt Nam vừa mới công bố kế hoạch đầu tư hơn 30 tỷ Baht (tương đương 20.000 tỉ đồng) trong 5 năm tới (2022 - 2026), hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh số 1 trong lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh trung tâm thương mại.
Trong khi đó, đại diện một chuỗi bán lẻ lớn trong nước có kế hoạch, từ nay đến cuối 2022 sẽ mở mới hơn 700 cửa hàng và khoảng hơn 20 siêu thị/đại siêu thị. Một số doanh nghiệp bán lẻ nội địa khác cũng dồn sức thúc đẩy, tái cơ cấu và gia tăng sự hiện diện ở phân khúc cửa hàng.
Một điểm đáng chú ý nữa của thị trường bán lẻ là sự nổi trội của các thương hiệu Việt Nam. Nếu như ở thời điểm năm 2016, hơn 50% thị phần bán lẻ của nội địa thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, thì đến nay doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 70 - 80% số điểm bán trên cả nước.
Một trong những lý do giúp các doanh nghiệp nội dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong nước chính là sự đầu tư để gia tăng trải nghiệm cho người dùng, bao gồm không gian mua sắm, công nghệ và yếu tố sức khỏe.
Theo đại diện của Worldpanel Division Vietnam (thuộc Tập đoàn Kantar), người tiêu dùng đã dần bỏ chợ truyền thống và tìm đến các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi là những nơi có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ, bao gồm cả thực phẩm tươi sống, cũng như đem lại cho họ những trải nghiệm mua sắm tiện ích hơn.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng Bảy của TP. Hồ Chí Minh ước đạt khoảng 100.320 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 139,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 42,2%).
C.H (t/h)