Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPHCM Kiểm soát gian lận, tội phạm: Kiểm tra các container có nguy cơ cao

Với lưu lượng container hàng hóa XNK tại khu vực TPHCM rất lớn, Cục Hải quan TPHCM đã thành lập đơn vị kiểm soát container cảng biển (PCU-TPHCM) nhằm xác định, lựa chọn và kiểm tra các container có nguy cơ cao.

Theo Cục Hải quan TPHCM, thực hiện chương trình kiểm soát container (CCP) theo Thư thỏa thuận giữa Bộ Tài chính với Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy Liên Hợp quốc (UNODC), Cục Hải quan TPHCM đã thành lập đơn vị kiểm soát container cảng biển nhằm xác định, lựa chọn và kiểm tra các container có nguy cơ cao. 


PCU-TPHCM được thành lập theo mô hình của đơn vị làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, áp dụng cùng lúc các biện pháp quản lý rủi ro tiên tiến kết hợp với hoạt động kiểm soát chống buôn lậu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát container tại các cảng biển thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan TPHCM. 

Nhóm có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin và triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát cảng nhằm phòng, chống tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa cấm tại khu vực cảng biển thuộc TPHCM. Trọng tâm là các loại hàng hóa ma túy, động vật hoang dã, vũ khí, hàng hóa lưỡng dụng, hàng thuộc danh mục cấm XK, cấm NK… 

TPHCM Kiểm soát gian lận, tội phạm: Kiểm tra các container có nguy cơ cao - Hình 1

Hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái

Các thành viên của PCU-TPHCM đã được đào tạo cơ bản, nâng cao theo quy trình chung do UNODC và WCO xây dựng và được bố trí nơi làm việc, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ để tác nghiệp. 

CCP bắt đầu thực hiện từ năm 2004 tại 4 cảng thí điểm ở Ecuador, Ghana, Senegal và Pakistan. Đến nay, có 44 quốc gia đã triển khai chương trình này và 10 quốc gia được tài trợ từ UNODC. Ngoài việc tài trợ về tài chính, các quốc gia và cơ quan hải quan được hỗ trợ bằng việc cung cấp các chuyên gia, giảng viên tập huấn cho cán bộ thực thi tại cửa khẩu.

Mục tiêu của CCP là thiết lập đơn vị kiểm soát container (PCUs) để xác định, lựa chọn và kiểm tra các container có nguy cơ cao; thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ thực thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương mại hợp pháp; tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quốc gia thẩm quyền; hợp tác khu vực, quốc tế giữa các đơn vị kiểm soát container và các cảng không tham gia (các cảng châu Âu, Úc và Canada…)

CCP phân tích thông tin từ dữ liệu của chuỗi cung ứng như: Bản lược khai hàng hóa, vận đơn tàu biển (trước khi tàu đến, trước khi tàu đi); tờ khai hải quan về nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh; hệ thống xác định tự động (CTS); thông tin tình báo và nguồn tin mở…

Tại Việt Nam, CCP thành lập và hoạt động theo Thư thỏa thuận giữa Bộ Tài chính với Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy Liên Hợp quốc (UNODC). Theo đó, các đơn vị hải quan đã thành lập PCU gồm: Cục Hải quan Hải Phòng (2015), Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu (2016); Cục Hải quan TP.HCM và Đà Nẵng (2018).

Tại Cục Hải quan TP.HCM, các thành viên PCU được tuyển chọn từ các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, đã qua các khóa đào tạo kiểm soát container của UNODC, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Ông Huỳnh Nam, Đội trưởng Đội kiểm soát phòng, chống ma túy, thành viên nhóm PCU TPHCM cho biết, do số lượng container vào cảng TP.HCM là rất lớn, để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị PCU-TPHCM trong công tác phân tích, sàng lọc những container có nguy cơ cao, ngày 15/11/2018, UNODC đã phối hợp với Tổng cục Hải quan và PCU Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai cài đặt phần mềm lập hồ sơ rủi ro (Risk Profiler) để phân tích nhanh thông tin rủi ro trước khi hàng đến, hàng đi.

Risk Profiler có thể hỗ trợ giảm đến 90% thời gian phân tích thông tin trên e-Manifest đường biển thông qua các chức năng chính: ghép vận đơn đầu tiên và vận đơn thứ cấp, xử lý thông tin hàng hóa, định danh hàng hóa thường gặp, xác định nước xếp hàng và vị trí địa lý liên quan, liệt kê các đối tượng rủi ro cơ bản, phân tích và phát hiện các container sai số hiệu, truy vết tàu biển và container, lọc thông tin theo từng tiêu chí, thiết lập và phân tích luồng xanh/đỏ…

Tiện lợi của phần mềm Risk Profiler là có dung lượng nhỏ, tốc độ xử lý nhanh và không yêu cầu đầu tư phần cứng máy tính. Đây là sản phẩm chính thức do đơn vị PCU Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu thiết kế và ra mắt vào tháng 5/2017. Đến tháng 10/2017, phần mềm được sử dụng tại Cục Hải quan Hải Phòng, góp phần giảm thiểu khối lượng công việc và thời gian xử lý cho các thành viên PCU hiện đang làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Dự kiến, UNODC và WCO sẽ đưa phần mềm này vào áp dụng cho Hải quan một số nước trên thế giới như: Thái Lan, các nước thuộc châu Phi và một số quốc gia khác.

Trong thời gian tới, khi hệ thống một cửa quốc gia đường hàng không được triển khai hoàn chỉnh, phần mềm Risk Profiler có thể được xây dựng bổ sung thêm các chức năng để có thể hỗ trợ phân tích và chặn bắt đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. 

Đinh Hoàng (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.