Vẻ đẹp hùng vĩ & huyền ảo
Hệ thống hang động núi đá, trung tâm là động Ngườm Ngao, gắn liền với nhiều truyền thuyết - một trong những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá tạo nên những khung cảnh sinh động, kỳ thú khiến con người phải kinh ngạc với vẻ đẹp kỳ thú, được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực.
Vô vàn nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đa dạng, phản chiếu ánh sáng lung linh. Khách tham quan sẽ choáng ngợp trong một không gian rộng lớn với những dải thạch nhũ kỳ diệu lung linh như cảnh
Động Ngườm Ngao
Những khối đá giống hình người, cây rừng, con vật, nàng tiên đang chải tóc, búp sen, bầu sữa mẹ… Động Bản Thuôn nằm trong hệ thống động Ngao, là động có nhiều nhũ đá kỳ vĩ, lung linh được ví như “Động thiên cung” - tên gọi của nhân dân trong vùng; 2 dòng sông Quây Sơn và Bắc Vọng chảy dài uốn lượn theo sườn núi, tạo nên vẻ đẹp hữu tình.
Thác Thoong Ma, xã Thông Huề, được xem như là thác Bản Giốc thu nhỏ… vinh dự được đóng góp một phần quan trọng cho sự đa dang, phong phú, độc đáo của cảnh quan, Công viên địa chất non nước Cao Bằng.
Bên cạnh đó, du khách còn được tiếp cận các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực sinh thái tự nhiên và lĩnh vực văn hóa và các lễ hội đặc sắc của địa phương: Lễ chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc, đền Hoàng Lục, miếu Long Vương, Lễ hội Co Sầu, Lễ hội cầu mùa xã Trung Phúc…
Các dịch vụ du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm leo núi, du lịch trải nghiệm... Ngoài ra, còn có các sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch như hàng thủ công truyền thống, trang phục dân tộc, đồ đan lát…; các đặc sản tự nhiên và ẩm thực (lúa nếp ong, hạt dẻ, tương, bánh khảo, thạch trắng...); dược liệu, nông sản từ các cây đặc sản của địa phương...
Khu du lịch thác Bản Giốc là một quần thể, gồm thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao - được thiên nhiên ban tặng với vẻ đẹp hùng vĩ và huyền ảo, từ lâu đã trở thành địa danh nổi tiếng trong nước và thế giới, được rất nhiều du khách ngưỡng mộ.
Khu du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng chính phủ ban hành QĐ số 134/QĐ-TTg ngày 17/8/2007 phê duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia và QĐ số 485/QĐ-TTg ngày 13/4/2017 về việc phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm Khu du lịch thác Bản Giốc để trở thành một quần thể danh lam thắng cảnh - khu du lịch trọng điểm của quốc gia.
Thác Bản Giốc - thác lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia
Xây dựng chương trình hành động
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng và tiềm năng du lịch đối với phát triển KT-XH, Đảng bộ và chính quyền huyện Trùng Khánh đã xây dựng Nghị quyết và chương trình hành động nhằm phát triển du lịch.
Với tiêu chí chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, chiếm tỷ trọng chiếm 37%, UBND huyện đã đưa ra mục tiêu, giải pháp và quy hoạch cụ thể các dự án làm cơ sở để phát triển du lịch: Tích cực xúc tiến đề nghị đầu tư, kêu gọi đầu tư, tăng cường quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao và các dự án phát triển hạ tầng phục vụ ngành du lịch. Thực hiện mục tiêu phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch hiện đại trong “Khu du lịch trọng điểm quốc gia vào năm 2020”.
Trong đó, có các khu chức năng và hạ tầng đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch - dịch vụ theo hướng bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường. Bố trí dân cư, hạ tầng, các công trình phục vụ du lịch đảm bảo phát triển và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị cảnh quan đặc biệt của khu vực gắn với bảo vệ AN-QP.
Thác Thoong Ma
Nguồn xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng du lịch những năm qua đã được tăng cường nhờ những chủ trương và cơ chế ưu đãi hỗ trợ kịp thời, thu hút sự tham gia đầu tư của các DN, cá nhân. Các dự án đang kêu gọi thu hút đầu tư của huyện nhằm phát triển KT-XH nói chung và phục vụ cho phát triển du lịch nói riêng: Hồ Bản Đà, TTTM huyện Trùng Khánh, Nhà khách UBND huyện, Trung tâm VH-TD-TT, TTTM cửa khẩu Pò Peo, Khu du lịch sinh thái hồ Bản Viết, du xuồng mạo hiểm trên sông Quây Sơn, Khu du lịch sinh thái thác Thoong Ma…
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Trùng Khánh luôn chào đón và cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và đầu tư tại các dự án của địa phương.
Với vai trò là khu du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến quan trọng trong tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng (Cao Bằng - Bắc Kạn - Đồng bằng Bắc Bộ và Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Giang), tỉnh Cao Bằng và huyện Trùng Khánh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức phong phú, đa dạng hóa các kênh thông tin, gắn kết chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương.
Bên cạnh đó, huyện đã chủ động xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, nâng cao chất lượng các ấn phẩm quảng bá du lịch. Tiêu biểu là trong 2 năm (2017 - 2018), UBND huyện đã tổ chức thành công Lễ hội du lịch thác Bản Giốc. Đây cũng là dịp để Trùng Khánh quảng bá tiềm năng du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Kết quả lượng khách du lịch hàng năm đều tăng: Năm 2017, đạt trên 214.000 lượt người; năm 2018, khách du lịch đến với Khu du lịch thác Bản Giốc tăng cao, ước đạt trên 260.000 lượt người.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp trong toàn tỉnh, sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và địa phương, sự tham gia phối hợp của các ngành, các DN, những năm qua, hoạt động du lịch huyện Trùng Khánh đã đạt được những kết quả khá nổi bật, phát triển du lịch theo hướng bền vững - góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan, môi trường.
Hoàng Thiệp