Theo đó, dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng mức đầu tư gần 8.500 tỷ đồng, gồm khoảng 7.200 tỷ đồng vốn của nhà đầu tư và 1.300 tỷ đồng vốn Nhà nước. Dự án dự kiến cơ bản hoàn thành trong năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt liên danh xây dựng phát triển hạ tầng giao thông Trường Hải - Sơn Hải là nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)

Tổng vốn đầu tư do nhà đầu tư đề xuất (không gồm phần vốn Nhà nước) là 7.107 tỷ đồng. Thời gian vận hành, khai thác dự án là 16 năm 11 tháng 21 ngày kể từ khi bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) được đầu tư theo hình thức PPP, có chiều dài hơn 60km, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Riêng các đoạn nền đất yếu, cầu và điểm dừng khẩn cấp sẽ được xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh, với nền đường rộng gần 25m.

Công trình có điểm đầu tại Km0+000, khu vực nút giao với Quốc lộ 1, nối với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối tại Km60+243,83, thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kết nối với Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Ở giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ có vận tốc thiết kế 100km/h, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng hơn 24m.

Hoàng Bách(t/h)