THCL Tờ Business Insider Mỹ gần đây đăng bài viết “Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc có thể được chế tạo để chống lại Mỹ ở Biển Đông” của tác giả Alex Lockie.
Tàu sân bay thông thường Type 001A do Trung Quốc đang chế tạo. Ảnh: Sina
Tờ Business Insider Mỹ gần đây đăng bài viết “Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc có thể được chế tạo để chống lại lực lượng Hải quân Mỹ ở Biển Đông” của tác giả Alex Lockie.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc đạt được tiến triển rất lớn trong nghiên cứu chế tạo chiếc tàu sân bay thứ hai này. Báo chí Trung Quốc cho biết tàu sân bay này có thể bắt đầu tuần tra ở Biển Đông vào năm 2019.
Theo tờ Nam Hoa buổi sáng Hồng Kông, tàu sân bay này đang “thành hình”. Báo chí Trung Quốc nhấn mạnh, tàu sân bay này sẽ dùng để “ứng phó với tình hình phức tạp của Biển Đông”.
Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp mạng lưới đảo nhân tạo ở Biển Đông, thậm chí còn triển khai bất hợp pháp các trang bị trên các đảo đó. Tàu sân bay đặc dụng triển khai ở khu vực này có thể giúp cho Trung Quốc củng cố yêu sách vô lý của họ.
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc rất có thể được đặt tên là Sơn Đông, nó giống với tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc. Tàu Liêu Ninh được cải tạo từ một chiếc tàu sân bay cũ có tên là Varyag của Liên Xô.
Giống như tàu sân bay duy nhất Kuznetsov của Nga, tàu sân bay Trung Quốc cũng được thiết kế cất cánh kiểu nhảy cầu. Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ sử dụng máy phóng, loại thiết bị này có thể đem lại động lực mạnh hơn để máy bay cất cánh từ tàu sân bay.
Tàu sân bay áp dụng thiết kế cất cánh kiểu nhảy cầu sẽ không thể giúp cho máy bay hạng nặng mang đầy đạn được và nhiên liệu cất cánh như tàu sân bay Mỹ, vì vậy hiệu quả và bán kính tác chiến sẽ bị hạn chế rất lớn.
Tàu sân bay thông thường Type 001A do Trung Quốc đang chế tạo. Ảnh: Sina
Nhưng, nghiên cứu sinh quan hệ quốc tế Taylor Mavin từ phân hiệu San Diego, Đại học California cho rằng theo ý tưởng thiết kế những tàu sân bay cỡ nhỏ này của Liên Xô, mục đích sử dụng chủ yếu là tiến hành phòng thủ duyên hải, chứ không phải là điều động lực lượng trên đại dương.
Theo đánh giá của Taylor Mavin: “Do NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava (WVS) rất có khả năng xảy ra đối đầu quy mô lớn ở châu Âu, thời kỳ sau của Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định Liên Xô nghiêng về bảo vệ “pháo đài” có lực lượng hùng hậu trấn giữ - những “pháo đài” này được dùng để bảo vệ tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, chứ không phải nghiêng về triển khai lực lượng trên đại dương”.
Vài năm qua, Hải quân Trung Quốc luôn thúc đẩy hiện đại hóa với tốc độ nhanh chóng, cũng đặc biệt nhấn mạnh tiến hành bảo vệ tàu ngầm. Vì vậy, mặc dù tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ không triển khai ở Lybia, cũng có thể không có khả năng điều động như tàu sân bay Mỹ, nhưng lại có thể được chế tạo để “ứng phó” vấn đề Biển Đông.
Không thể chỉ trông chờ vào việc nước có dân số lớn nhất thế giới – Trung Quốc sẽ chỉ chế tạo 2 tàu sân bay. Tờ tuần san Defense News gần đây cho rằng, nhìn vào các hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy phóng để lắp cho tàu sân bay mới của họ.
Tàu sân bay động cơ thông thường Type 001A Trung Quốc đang chế tạo. Ảnh: Sina
Phong Vân - VietTimes