Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tuân thủ quy định quốc tế về an toàn dịch bệnh sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) nhấn mạnh: Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần tuân thủ quy định quốc tế về an toàn dịch bệnh.

Ngày 17/01, Liên minh Châu Âu (EU) đăng công báo Quy định thực hiện Quy chế (EU) 2024/286 về việc tạm thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu vào EU một số hàng hóa từ một số nước thứ ba. 

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh VGP/Đỗ Hương.

Các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát cửa khẩu là ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%; đậu bắp, thanh long vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam với tần suất kiểm tra tương ứng là 50 và 20% tại cửa khẩu EU.

Ông Ngô Xuân Nam cho rằng: "Việc EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên. Điều quan trọng là làm sao chúng ta phải chủ động quản lý giám sát chất lượng sản phẩm tuân thủ các quy định của thị trường. Bởi theo quy định của EU, cứ 6 tháng 1 lần, Nghị viện Châu Âu sẽ họp và xem xét đánh giá tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc phi động vật của nước thứ ba nhập khẩu vào EU. Không chỉ có nông sản, thực phẩm của Việt Nam, nhiều mặt hàng nông sản của các nước khác cũng áp dụng tương tự".

Ví dụ, trong danh sách EU đưa vào Phụ lục I các sản phẩm phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức, ngoài sầu riêng của Việt Nam (tần suất kiểm tra: 10%) còn có đậu ván/đậu cô ve của Bangladesh (tần suất kiểm tra: 20%), lá nho từ Ai Cập (tần suất kiểm tra: 20%), đậu đũa từ Sri Lanka (tần suất kiểm tra: 20%), chanh dây từ Thái Lan (tần suất kiểm tra: 10%)…

EU tăng tần suất kiểm tra thực tế đối với sản phẩm đậu đũa của Ấn Độ, đậu mắt đen từ Madagascar, gạo từ Pakistan, hạt thì là từ Thổ Nhĩ Kỳ những cũng đưa ra khỏi Phụ lục I các sản phẩm phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức gồm: bạc hà từ Israel, thực phẩm bổ sung có chứa thực vật từ Hàn Quốc...

Như vậy có thể thấy, quy định đánh giá 06 tháng một lần này áp dụng cho tất cả các quốc gia khi có nông sản, thực phẩm có nguồn gốc phi động vật nhập khẩu vào EU. Liên quan đến thông báo mới nhất, phải nói rõ, đây là thông báo của Ủy ban Châu Âu gửi cho Ban thư ký WTO để các quốc gia/vùng lãnh thổ biết và thực hiện chứ không phải thông báo cảnh báo của EU đối với nông sản Việt Nam.

Nông sản Việt tại siêu thị của Châu Âu.
Nông sản Việt tại siêu thị của Châu Âu.

Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật cho biết: Hiện Việt Nam có 05 mặt hàng thuộc diện kiểm soát theo Phụ lục 1 khi xuất khẩu vào EU (chịu tần suất kiểm tra biên giới) là: ớt chuông, mì ăn liền và vừa bổ sung sầu riêng. Có 02 mặt hàng đậu bắp, thanh long thuộc Phụ lục 2. Như vậy, so với thông báo 06 tháng cuối năm 2023 thì 04 mặt hàng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra và bổ sung sầu riêng.

Ông Ngô Xuân Nam lý giải việc sầu riêng bị kiểm soát đặc biệt: Về sầu riêng, 06 tháng cuối năm 2023, Việt Nam chỉ có 03 lô hàng sầu riêng khoảng hơn 1 tấn: một lô có 90 kg, 02 lô còn lại là 515 kg và 525 kg vi phạm quy định của EU, nên đây là một trong những lý do sầu riêng bị EU đưa vào diện kiểm soát. Việc sầu riêng bị kiểm tra 10% không ảnh hưởng nhiều đến ngành hàng, bởi trong thương mại nông sản, vấn đề kiểm soát biên giới đối với nông sản với nhiều tần suất khác nhau, dao động từ 5 đến 50% là việc diễn ra thường xuyên theo quy định EU để đảm bảo sức khỏe cho người và động thực vật nhưng đã ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngành hàng.

"Ở Việt Nam, khi nhập khẩu nông sản, thực phẩm, cũng kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tương tự vậy, các quốc gia khác cũng đưa ra những quy định để kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu", ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Thực tế, thời gian qua Việt Nam đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh cũng như đưa ra nhiều khuyến cáo tới nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp thông qua các hội nghị, tập huấn, nhằm giúp người sản xuất chuẩn hóa quy trình canh tác, thực hành nông nghiệp tốt, cũng như trong quá trình sơ chế, đóng gói sản phẩm theo yêu cầu thị trường nước nhập khẩu.

Việc 3 lô hàng sầu riêng bị cảnh báo trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu mặt hàng này?
Tuân thủ quy định quốc tế về an toàn dịch bệnh sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu. Ba lô hàng sầu riêng bị cảnh báo ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu mặt hàng này? Ảnh internet.

Việc 03 lô hàng bị cảnh báo trong 06 tháng cuối năm 2023 có thể do sơ suất ở một khâu nào đó. Đây có thể là các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ lẻ (buôn chuyến), chưa có kinh nghiệm trong việc thu mua nông sản, không kiểm soát kỹ chất lượng đầu vào và nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp, HTX và cơ quan quản lý cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để kiểm soát tốt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sầu riêng và tất cả nông sản khác nói chung. Nếu doanh nghiệp, HTX kiểm soát tốt mức dư lượng với sầu riêng và nông sản khác thì 6 tháng tiếp theo EU có thể đưa ra khỏi danh sách.

Trước đây, Việt Nam cũng có nhiều mặt hàng bị EU đưa vào diện kiểm soát với tần suất kiểm tra tương đối cao. Nhưng đến nay, nhờ nỗ lực của doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý, chúng ta đã kiểm soát tương đối tốt vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, Việt Nam đã đưa được mặt hàng rau gia vị khỏi danh mục kiểm tra của EU, hay chuyển mì ăn liền từ Phụ lục 2 sang Phụ lục 1 - không yêu cầu lấy mẫu và phân tích kèm lô hàng xuất khẩu.

"Bà con phải tích cực chuyển đổi sang hướng canh canh tác hữu cơ, sử dụng các hoạt chất sinh học, chế phẩm sinh học để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, là sự phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp trên quan điểm tiếp cận đồng quản lý chất lượng sản phẩm giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hiện nay, không riêng gì thị trường EU, hầu hết các thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều ấy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng và minh chứng vừa qua là 03 lô hàng sầu riêng có hơn 1 tấn xuất khẩu vào EU từ năm 2023. 

Về phía doanh nghiệp, có lẽ đã tới lúc nhận thức một cách sâu sắc rằng chỉ cần bị "tuýt còi" 1 lần thôi là sẽ kéo theo tất cả doanh nghiệp khác trong ngành chịu mức kiểm soát tăng cường ở cửa khẩu. Giả sử, vi phạm vừa qua nghiêm trọng hơn, không loại trừ khả năng EU sẽ đưa sầu riêng vào Phụ lục 2, nghĩa là vừa chịu tần suất kiểm tra 10%, vừa bị yêu cầu lấy mẫu và phân tích gửi kèm theo lô hàng. Những công đoạn này chắc chắn sẽ gây tốn kém chi phí lên nhiều lần cho doanh nghiệp", ông Ngô Xuân Nam khuyến nghị.

Sầu riêng là ngành hàng tỷ đô, với kim ngạch xuất khẩu năm vừa qua vượt 2 tỷ USD. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu, nhưng chỉ vì 03 lô hàng, EU đã gửi thông báo đến WTO. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang rất cầu sự đồng hành của cơ quan quản lý các cấp trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành nông nghiệp tốt, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, cũng như khuyến nghị người dân hiểu đúng các quy định.

X.Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân
Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân

Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng Bùi Thị Nguyệt Nga vừa cho biết, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, vào ngày 11/5 tới, lần đầu tiên Bảo tàng Hải Phòng sẽ cho ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân trong khuôn khổ Trưng bày Bảo vật quốc gia.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.