Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu tiên hỗ trợ vốn: Năm giải pháp quan trọng

Thực hiện chủ trương chung

THCL Thực hiện chủ trương chung của Nhà nước trong việc khuyến khích sự phát triển DNNVV, trong thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là DNNVV.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các giải pháp của ngành ngân hàng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng từ các cơ quan, bộ ngành, hiệp hội và bản thân các DN.

Một là, tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ tài chính từ Chính phủ đối với DNNVV, đặc biệt là việc sửa đổi, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển DNNVV phù hợp với thực tiễn, thể hiện được vai trò quyết định của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNNVV, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quá trình triển khai, thực hiện.

Hai là, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo chính sách hỗ trợ DNNVV phát huy hiệu quả. Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn đối với thủ tục thế chấp và phát mãi tài sản là bất động sản. Đồng thời, tăng cường hơn nữa các chính sách trợ giúp đối với các DN ngoài chính sách hỗ trợ về lãi suất như các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai…; thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển, đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch về phát triển cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng.

Ba là, các TCTD cần chủ động mở rộng tín dụng cho các DNNVV trên cơ sở vừa đảm bảo hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững trong hoạt động, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp với đối tượng khách hàng là DNNVV thông qua việc: Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nhưng không trái với quy định của pháp luật; Đa dạng các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng như các sản phẩm về ngoại tệ, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro; Xây dựng quy trình tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng, xây dựng công cụ kiểm soát rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để giảm tải thủ tục xét duyệt cho vay, tạo điều kiện để xem xét cho vay đối với doanh nghiệp chất lượng tốt mà không cần dựa hoàn toàn vào tài sản đảm bảo; Chú trọng hơn nữa tới công tác tuyên truyền, quảng bá các chương trình, sản phẩm tín dụng của ngành ngân hàng và các tiện ích đi kèm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa DN với ngân hàng.

Bốn là, các hiệp hội ngành nghề cần nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của hiệp hội, làm cầu nối cho các TCTD và DNNVV tiếp cận nhau. Một mặt, hỗ trợ cho các DNNVV trong việc khai thác thị trường đầu ra thông qua việc cung cấp thông tin thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động triển lãm. Mặt khác, chủ động gửi danh sách các DNNVV cần vay vốn cho các TCTD để các TCTD có thể tiếp cận nhanh và hiệu quả.

Năm là, bản thân các DNNVV phải tự hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, điều hành DN, hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, rõ ràng, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. DN cần tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, bồi dưỡng về trình độ quản lý cho đội ngũ lãnh đạo, trang bị kiến thức về quản trị, tư vấn về pháp luật, định hướng phát triển cho các DN. Điều quan trọng, DN cần tham gia các hiệp hội DN trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh, tìm kiếm sự hợp tác trong kinh doanh giữa các DN để tận dụng các lợi thế của nhau cùng phát triển. Cuối cùng, DN phải tái cấu trúc kinh doanh theo hướng cắt bỏ các dự án đầu tư, những hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả nhằm củng cố nguồn lực tài chính và quản trị cho các mảng sản xuất kinh doanh chính cũng như duy trì cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh, quản lý chặt chẽ dòng tiền kinh doanh.

Hà Thu (Thương hiệu & công luận)

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.