Nguồn gốc của việc kiêng quét nhà đầu năm

Theo quan niệm dân gian, khi quét rác, đổ rác vào ngay những ngày đầu năm mới sẽ như là quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. Và như vậy thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Do đó mà vào ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi.

Theo quan niệm dân gian, khi quét rác, đổ rác vào ngay những ngày đầu năm mới sẽ như là quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Theo quan niệm dân gian, khi quét rác, đổ rác vào ngay những ngày đầu năm mới sẽ như là quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. (Ảnh minh họa).

Tập tục kiêng quét nhà đổ rác trong những ngày Tết bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc được ghi lại trong "Sưu thần ký". Theo đó, một người lái buôn tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi Như Nguyệt được đem về nhà vài năm thì Âu Minh bắt đầu ăn nên làm ra và nhà trở nên rất giàu.

Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. (Có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà). Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, công việc làm ăn sẽ không phát đạt, suôn sẻ và cả năm sẽ không may mắn.

Xử lý rác trong 03 ngày tết thế nào?

Trong những ngày Tết, hẳn khối lượng rác xả trong mỗi gia đình sẽ rất nhiều. Không những thế, công nhân môi trường cũng được nghỉ Tết, không làm việc. Vì vậy, các gia đình nếu quét nhà thì chỉ nên thu dọn rác gọn một góc trong nhà, chứ không mang bỏ vào thùng rác.

Phương Thảo (t/h)