Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!: Phát triển đồng bộ hệ thống bán lẻ

Mặc dù có nhiều cơ hội và lợi thế, nhưng nếu không có chiến

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!

“Lỗ hổng” trong hệ thống phân phối

Mặc dù có nhiều cơ hội và lợi thế, nhưng nếu không có chiến lược cụ thể, không có chính sách hỗ trợ, DN bán lẻ Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thu hẹp thị phần khi thị trường bán lẻ mở cửa hoàn toàn.

Để thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Do vậy, phát triển hệ thống phân phối không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các DN, mà cả xã hội phải cùng vào cuộc.

Hàng Việt  chiếm ưu thế

Sau khi gia nhập WTO, ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, góp phần xây dựng nền thương mại tiên tiến, văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Tuy nhiên, đến nay, trước những thời cơ mới của việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ thì các DN nội địa vẫn lúng túng và bị bó chân với các “căn bệnh”: thiếu vốn, thiếu sự liên kết, tính chuyên nghiệp và nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu…

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định thực tế, hàng Việt Nam vẫn có chỗ đứng do DN nội am hiểu thị trường, tâm lý cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng hàng Việt đã tăng lên đáng kể và nhận thức của người tiêu dùng cũng khác trước, không còn tâm lý quá “sính ngoại, bài nội”. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng thông minh, thông thái hơn, cho dù lòng yêu nước, yêu hàng Việt mạnh đến đâu cũng không thể khiến họ “ủng hộ một cách mù quáng”. Nếu DN bán lẻ, DN sản xuất cung cấp hàng hóa chất lượng bảo đảm, tính thẩm mỹ cao theo kịp thị hiếu, hàng hóa có giá cả phù hợp với từng phân khúc người tiêu dùng thì người Việt “chắc chắn sẽ tìm đến DN bán lẻ Việt Nam”. Những khó khăn nó “đặt trên tay chúng ta”, chứ không phải do DN nước ngoài mang đến.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, thị phần của các nhà bán lẻ trong nước vẫn đang áp đảo và chiếm đa số với nhiều cơ hội phát triển. Vì thế, không nên quá bi quan với các nhận định thị trường bị mất vào tay DN bán lẻ nước ngoài.

Đề cao vai trò của thị trường bán lẻ, trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đánh giá, hiện lĩnh vực phân phối bán lẻ đóng góp 13 - 15% GDP, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện về thu nhập và việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần hình thành hệ thống thương mại văn minh, hiện đại. Vì thế, cần đề cao việc phát triển thương mại nội địa, dù thị trường trong nước phát triển vẫn có dấu hiệu thiếu bền vững.

Để ngành bán lẻ phát triển bền vững…

Theo Bộ trưởng, để thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp: Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ từ Chính phủ những chính sách mà không vi phạm cam kết như hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý và kỹ năng bán hàng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại, thông tin thị trường…

Về xúc tiến thương mại, cần hỗ trợ thông qua các chương trình, các quỹ khuyến nông, khuyến công được phép lồng ghép và chương trình xúc tiến thương mại do các nhà bán lẻ trong nước tổ chức. Về mặt bằng cơ sở hạ tầng, thông qua hình thức thuê, mượn, trả dần tiền thuê… tạo điều kiện thuận lợi cho DN phân phối trong nước tiếp cận các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi, quy mô phù hợp với từng loại hình phân phối.

Thực tế cho thấy, các nhà bán lẻ Việt Nam đang mất dần lợi thế của mình. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước và các DN.

Ông Trần Nguyên Năm, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, với hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại của cả nước hiện nay, chúng ta nên bắt đầu từ tầm vĩ mô. Trước hết, Nhà nước cần nhận rõ tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống phân phối quốc gia để xây dựng luật pháp, thể chế kinh doanh thương mại, cơ chế chính sách phát triển thông thoáng, bền vững. Đồng thời, quy hoạch phát triển sản xuất phân phối trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho sự liên kết hợp tác sản xuất phân phối giữa các vùng, miền trong cả nước, có chính sách, cơ chế để tạo những chuỗi cung sản xuất - phân phối trực tiếp từ sản xuất đến bán lẻ hiệu quả nhất…

Trong khi theo TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì, yếu tố quan trọng nhất để thị trường bán lẻ phát triển bền vững vẫn là nội lực của DN. Theo đó, mỗi DN phải chọn cho mình một chiến lược với những giải pháp phù hợp, căn cứ vào mục tiêu, tôn chỉ riêng. “Hợp tác với nước ngoài hay không, nếu có thì hợp tác trong lĩnh vực nào và đến đâu? Phải nói thẳng là các tập đoàn bán lẻ trên thế giới với quy mô về vốn, tiềm năng về công nghệ và kinh nghiệm thương trường dạn dày hàng chục, hàng trăm năm luôn có nhiều lợi thế hơn và sẵn sàng nuốt chửng “ông bạn đường” nhỏ bé, nếu mình không đủ sức song hành với họ trong một chặng đường dài. Tóm lại phải lượng sức mà hoạch định chiến lược đề kháng; đặc biệt là phải khéo léo chọn bạn mà chơi”, ông Hòa phân tích.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, xu thế liên kết cùng phát triển là sự lựa chọn của nhiều DN nội lẫn ngoại. Đặc biệt, với các DN trong nước, liên doanh là cơ hội để DN học hỏi kinh nghiệm quản lý, phát triển tốt hơn.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng những kỳ vọng đã được mở ra khi DN trong nước đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp: Nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã đẹp, tiện lợi cho người sử dụng, nâng cao tính sáng tạo, giá thành hợp lý... Đi cùng với đó là sự đồng hành hỗ trợ từ các bộ, ngành - sẽ là đòn bẩy để DN Việt tự tin phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.