Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vượt qua khó khăn, xuất khẩu Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục trong 10 năm qua

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 72,24 tỷ USD năm 2010 lên 336,31 tỷ USD trong năm 2021. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gấp 4,7 lần sau 11 năm. Trung bình trong cả giai đoạn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 187,14 tỷ USD/năm.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục

Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2020.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa internet.

Năm 2021, Việt Nam có 8 mặt hàng xuất khẩu top đầu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng vượt bậc điển hình như sắt thép các loại tăng 124,3%; xơ, sợi dệt các loại tăng 50,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 41%,…

Xét về tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2010-2021 đạt trung bình 16,2%/năm.

Giai đoạn 2012-2015, tăng tưởng xuất khẩu giảm hơn so với giai đoạn trước. Theo Tổng cục thống kê, tăng tưởng xuất khẩu trong giai đoạn giảm này vì sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Lúc này, nền kinh tế thế giới chưa được hồi phục hoàn toàn. Theo đó, nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với những năm trước đó.

Đến giai đoạn 2016-2017, tăng trưởng xuất khẩu tăng trở lại nhờ sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường, sự cải tiến trong công tác xúc tiến tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Năm 2019 và 2021, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nên tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm so với các năm trước. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu năm 2019 và 2020 đạt lần lượt là 8,58% và 6,36%. Tuy nhiên, đến năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu hồi phục, đạt 19,5%.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 có dấu hiệu phục hồi trở lại nhờ vào việc các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu vừa chống dịch, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại ở cả thị trường xuất khẩu, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với năm trước đó.

Các năm gần đầy, xuất khẩu hàng hóa có sự chuyển biến rõ rệt về mặt chất, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, cơ cấu hàng hóa có sự dịch chuyển tích cực giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa

Cụ thể, hiện nay, nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80%; tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm trên 10% và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (tăng 24,9% so với năm trước). Hơn nữa, Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn nhất với thặng dư thương mại đạt 81 tỷ USD.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 06 tháng đầu năm 2022 đạt gần 186 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, có 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Trong 06 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,17 tỷ USD

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng điện thoại và linh kiện đạt trị giá 4,39 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước.

Nửa năm đầu 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu (EU) và Hàn Quốc.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 53,7%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 6,45 tỷ USD, tăng 16,6% và xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, tăng 29,8%... so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU sụt giảm 7,7% khi chỉ đạt 3,2 tỷ USD.

Đối với nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 6 đạt trị giá 5,17 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 quý/2022 đạt 27,68 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 7,32 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 5,89 tỷ USD, tăng 12,1%; sang thị trường EU (27) đạt 3,73 tỷ USD, tăng 18,5%; sang thị trường Hồng Kông đạt 2,88 tỷ USD, tăng 1,3%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,79 tỷ USD, giảm 5,1%...

Minh AN(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

DIC Corp (DIG) ghi nhận lỗ kỷ lục 121,24 tỷ đồng trong quý I/2024
DIC Corp (DIG) ghi nhận lỗ kỷ lục 121,24 tỷ đồng trong quý I/2024

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG – sàn HOSE) ghi nhận lỗ kỷ lục 121,24 tỷ đồng trong quý I/2024, cao nhất từ khi niêm yết năm 2009 tới nay.

Tạm giữ hình sự đối tượng cướp giật tài sản tiệm vàng tại TP. Hạ Long
Tạm giữ hình sự đối tượng cướp giật tài sản tiệm vàng tại TP. Hạ Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Anh Phương, sinh năm 1994, thường trú tại xóm Sơn Tiến, xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.

Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm
Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm

Từ ngày 26/4 – 28/4, tại khuôn viên trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình sẽ diễn ra Triển lãm ảnh cá nhân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bách Chiến.

Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam
Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam

Hiện nay, hai đại gia công nghệ có nhiều cửa hàng và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau là FPT và Thế Giới Di Động. Hai "ông lớn" này đều đã lên sàn chứng khoán. Cổ phiếu của Thế Giới Di Động thì giảm trong tháng Tư nhưng cổ phiếu của FPT thì vẫn duy trì được độ hót nhất định.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá (QLTT) đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-QLTTTH về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024
Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa với cương vị là đơn vị chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hoằng Hóa vừa xây dựng Kế hoạch số 66/KH-Đ3 ngày 17/4/2024 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn khu du lịch biển Hải Tiến năm 2024.