Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Washington trừng phạt Venezuela và mưu hiểm nhân nghĩa dân chủ

Xét về tính chất thì hành động của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn quyết liệt hơn nhà lãnh đạo Venezuela, song Washington lại không trừng phạt...

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 26/7, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 quan chức cấp cao của Venezuela.

Quyết định này được đưa ra sau khi phe đối lập tại Venezuela phát động một cuộc đình công kéo dài 2 ngày, từ ngày 26/7, nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải hủy bỏ kế hoạch thành lập một quốc hội lập hiến tại Venezuela.

Các cá nhân bị trừng phạt - bị cáo buộc tham nhũng và lạm quyền - bao gồm các quan chức cảnh sát và quân đội, giám đốc bầu cử quốc gia và một phó chủ tịch công ty dầu khí quốc gia Venezuela.

Washington trừng phạt Venezuela và mưu hiểm nhân nghĩa dân chủ - Hình 1

Tổng thống Venezuela Maduro và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

 Washington cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với ngành dầu khí của Venezuela.

Theo giới chức Mỹ, việc trừng phạt nhằm cảnh báo Caracas rằng Washington sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Maduro vẫn tiến hành cuộc bỏ phiếu vào ngày 30/7 về việc thành lập quốc hội lập hiến.

Quốc hội lập hiến có quyền viết lại Hiến pháp và có thể giải tán quốc hội do phe đối lập kiểm soát.

Tổng thống Maduro cho biết, đây là cách duy nhất để mang lại hòa bình cho Venezuela.

Ông Maduro cho rằng các lãnh đạo phe đối lập là những con tốt thí của Mỹ nhằm phá hoại nền kinh tế và phế truất ông thông qua bạo lực. 

Theo nhà lãnh đạo Venezuela, đó là một phần trong âm mưu của các thế lực cánh hữu quốc tế do Mỹ đứng đầu và được sự hậu thuẫn của giới truyền thông.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela diễn ra rất phức tạp, trong đó nổi bật lên là việc Tổng thồng thống Maduro bị cáo buộc sử dụng nhiều biện pháp phản dân chủ nhằm củng cố quyền lực của mình, sau thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào cuối năm 2015.

Đất nước Venezuela nghiêng ngả sau mỗi nước đi của nhà lãnh đạo tối cao tại quốc gia này. Tổng thống Maduro đã ban bố tình trạng khẩn cấp và quân đội đã được sử dụng vào việc vãn hồi trật tự.

Truyền thông phương Tây khắc họa nhà lãnh đạo đương thời của Venezuela ngày càng gần với hình ảnh một nhà độc tài và đã là cái gai trong mắt Mỹ.

Chính vì vậy mà Washington được cho là đang tìm cách xóa bỏ nhà lãnh đạo này.

Chỉ có điều, những hành động của Tổng thống Maduro được cho là không khác biệt bao nhiêu so với hành động của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thực hiện, nhất là sau cuộc đảo chính quân sự bất thành diễn ra vào ngày 15/7/2016.

Giới phân tích cho rằng, nếu xét về tính chất hành động thì hành động của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ còn quyết liệt hơn nhà lãnh đạo Venezuela, song Washington lại không có hành động trừng phạt đối với Ankara.

Washington trừng phạt Venezuela và mưu hiểm nhân nghĩa dân chủ - Hình 2

Bà Aung San Suu Kyi được phương Tây tạo điều kiện hỗ trợ.

 Việc “nhất bên trọng, nhất bên kinh” trong hành xử của Mỹ khiến dư luận đặt câu hỏi: Đâu là cơ sở để Washington đưa ra những hành động được cho là nhằm đảm bảo nhân quyền và tự do – dân chủ tại các quốc gia trên thế giới?

Có thể thấy rằng, dường như Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt những thực thể khác không phải dựa trên tính chất hành động, mà dựa trên việc đối chiếu với lợi ích của họ trong quan hệ với những thực thực thể đó.

Với cùng một hành động, nhưng Washington lại có những nhìn nhận khác nhau và đưa ra những hành xử khác nhau.

Đây được cho là nguyên nhân khiến việc phổ quát nguyên tắc tự do - dân chủ phương Tây đang ngày càng mất dần tác hiệu.

Từ vụ việc của Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ, người ta liên tưởng đến sự đổi thay chính trị tại Ai Cập và Myanmar. Cả hai quốc gia này đều diễn ra sự chuyển đổi căn bản trong đời sống chính trị, thể hiện qua việc nền chuyên chế quân sự được thay bằng xã hội dân sự với lực lượng cầm quyền được nhân dân uỷ nhiệm quyền lực.

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đã giành chiến thắng tại Myanmar, còn đảng Tự do và Chính nghĩa (FJP) - đảng chính trị của Phong trào Anh em Hồi giáo - dành chiến thắng tại Ai Cập. Tiến trình chuyển giao chính trị đã diễn ra tại hai quốc gia này.

Chính quyền của NLD được phương Tây tạo mọi điều kiện để củng cố quyền lực, qua việc dỡ bỏ nhiểu cấm vận với đất nước chùa Vàng, liên tục sử dụng lá bài nhân quyền và tự do của xã hội dân sự để xoá bỏ tận gốc rễ tàn dư của nền chuyến chế.

Trong khi đó với chính quyền của FJP tại Ai Cập thì ngược lại. Khi lực lượng chống chính quyền của Tổng thống Mursi biểu tình ôn hoà thì truyền thông phương Tây lại đưa là xảy ra bạo lực, với nhiều người chất và nhiều phụ nữ bị xâm hại tình dục, theo Người phát ngôn của LHQ Eduardo del Buey.

Washington trừng phạt Venezuela và mưu hiểm nhân nghĩa dân chủ - Hình 3

Còn ông Mursi thì bị tước bỏ quyền lực nhưng Washington im lặng.

 Khi quân đội lật đổ chính quyền của Tổng thống Mursi được bầu lên một cách hợp pháp, mà theo tuyên bố của Liên minh châu Phi đó "là sự vi phạm quyền hạn  được quy định trong hiến pháp Ai Cập và bị liệt vào hiến chương Liên minh châu Phi về thay đổi chính phủ vi hiến", song Washington lại im lặng.

Và cuối cùng thì Mỹ và phương Tây đã sẵng sàng làm việc với chính quyền mới của quân đội được thành lập sau cuộc đảo chính tại quốc gia Bắc Phi này.

Như vậy, Washington đâu phải hành động vì dân chủ, nhân quyền cho người dân Ai Cập.

Giới phân tích cho rằng, Washington chỉ lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền làm phương tiện để đạt được mục đích của họ mà thôi.

Vì vậy, nếu lực lượng cầm quyền không tỉnh táo thì mọi quốc gia đều có thể rơi vào tình thế nguy hiểm với những chiêu bài "nhân nghĩa" của Washington.

Ngọc Việt - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật
Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do các căn cứ pháp lý ban hành không còn phù hợp, hết hiệu lực.

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.