UAE có vị thế tốt nhất để trở thành trung tâm giao dịch vàng toàn cầu khi một hành lang kinh tế mới mở ra giữa các thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).

"Thành phố vàng" Dubai sở hữu chợ vàng lớn và lâu đời nhất thế giới - Gold Souk. Ảnh anninhthudo.vn.

Theo báo cáo mới của Dubai Multi Commodities Centre (CMCC - sàn giao dịch hàng hóa và khu thương mại tự do tại UAE), điều này sẽ biến UAE thành một “phương án thay thế” cho các trung tâm giao dịch vàng truyền thống.

Ông Ahmed Bin Sulayem, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của DMCC cho biết: "Chúng ta đã chứng kiến ​​những thay đổi mang tính lịch sử trên thị trường kim loại quý, do các lệnh trừng phạt của phương Tây buộc các ngân hàng Trung ương phải mua lượng vàng kỷ lục và nhiều quốc gia phải xem xét lại việc phụ thuộc vào đồng USD.

Chúng ta đang chứng kiến ​​một hành lang vàng mới hình thành trên khắp Châu Á, với Dubai là trung tâm - minh chứng là sự trỗi dậy của UAE để trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới vào năm ngoái”.

Giao dịch vàng của UAE được định giá hơn 129 tỷ USD. Ấn tượng trong giới giao dịch là BRICS sẽ đúc lại các chuẩn mực đã được thiết lập trong quan hệ thương mại và trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên.

Năm 1970, khu chợ bước vào giai đoạn hoàng kim cùng với sự giàu lên nhanh chóng của thành phố. Những năm 1990 là thời kỳ đỉnh cao của chợ vàng Gold Souk, khi cơn sốt vàng bao trùm khắp UAE và thế giới
Năm 1970, khu chợ bước vào giai đoạn hoàng kim cùng với sự giàu lên nhanh chóng của thành phố. Những năm 1990 là thời kỳ đỉnh cao của chợ vàng Gold Souk, khi cơn sốt vàng bao trùm khắp UAE và thế giới. Ảnh anninhthudo.vn

Với sự hiện diện của Trung Quốc và Ấn Độ - những quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất và lớn thứ hai - trong BRICS, sẽ có những thay đổi về cách thức giao dịch và vận chuyển kim loại này trong tương lai.

Ngoài BRICS, UAE cũng có thỏa thuận CEPA với Ấn Độ, điều này cũng có nghĩa là lượng vàng thỏi nhập khẩu từ đây tăng đáng kể với mức thuế nhập khẩu 5% vào Ấn Độ. Thuế nhập khẩu kim loại của quốc gia Nam Á từ các thị trường khác hiện là 6%, sau khi đã giảm từ mức 15% vào đầu năm nay.

Ấn Độ có thể nhập khẩu tới 160 tấn vàng từ UAE trong năm tài chính 2024-25.

Trong báo cáo, DMCC lưu ý rằng “những thách thức địa chính trị” - bao gồm các lệnh trừng phạt đối với Nga - đã “làm rung chuyển nền kinh tế tài chính toàn cầu”. Điều này khiến các quốc gia “'xem xét lại” sự phụ thuộc của họ vào đồng USD và sự an toàn của lượng vàng họ nắm giữ."Do đó, các ngân hàng trung ương đã đẩy mạnh hoạt động mua vàng và hồi hương vàng thỏi dự trữ tại Mỹ để đa dạng hóa tài sản dự trữ khỏi đồng bạc xanh, một số thậm chí còn sử dụng vàng thay cho USD trong các giao dịch thương mại", báo cáo của DMCC lưu ý. "Sự thay đổi này đang đẩy giá vàng lên mức chưa từng có, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên toàn nền kinh tế toàn cầu”.

Lãi suất cao hơn khiến việc nắm giữ vàng, vốn không trả bất kỳ khoản lãi nào, trở nên kém hấp dẫn hơn.

Trước đó cùng ngày 18/11, chiến lược gia thị trường IG Yeap Jun Rong cho biết, giá vàng sẽ phục hồi nhẹ sau đợt bán tháo mạnh gần đây và thị trường có thể đón nhận một số mức tăng cao hơn khi đồng USD đảo chiều.

Các nhà phân tích của BMI dự đoán giá vàng sẽ dao động trong khoảng 2.200 USD - 2.600 USD/ounce trong quý IV/2024 đến quý I/2025.

PV (t/h)