Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Đoàn Lập (Tiên Lãng - Hải Phòng): Cần làm rõ vi phạm đất đai

THCL Vừa qua báo Thương hiệu & công luận nhận được đơn của bà Đào Thị Thanh Mơ phản ánh về việc lãnh đạo xã và ông Đào Quang Thái trưởng thôn Đông Xuyên Nội (xã Đoàn Lập) tự ý thu hồi một phần đất nông nghiệp và cho thợ xây rãnh thoát nước trên phần diện tích đất nông nghiệp của bà Nguyễn Thị Hồi (chị dâu bà Mơ). Kèm theo đó là những lời đe dọa nếu không hiến đất thì sẽ  bị thu hồi diện tích 460 m2 đất nông nghiệp đang sử dụng và sẽ xé lẻ diện tích trên giao ở 03 cánh đồng khác.

Diện tích đất của bà Hồi trước khi bị bà Phương san lấp

Mất đất không biết kêu ai

Bà Nguyễn Thị Hồi được cấp GCNQSD đất nông nghiệp tại tờ bản đồ số 07 thửa 344 với diện tích 460 m2 từ ngày 12/05/1995 do ông Lưu Quang Yên – chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng ký với thời hạn 20 năm. Bà Hồi có 04 người con. Ba người con lớn đều đã có gia đình, duy có cậu con trai út chưa lập gia đình. Sau khi khuất núi, bà Hồi có giao lại phần diện tích 460 m2 đất nông nghiệp cho anh Đào Quang Nguyễn là con trai út. Đầu năm 2015 , xã Đoàn lập cũng như thôn Đông Xuyên Nội triển khai việc dồn điền đổi thửa, tuy nhiên anh Nguyễn cũng như người nhà sinh sống tại thôn Đông Xuyên Nội không hề nhận được thông báo họp bàn về việc dồn điền, đổi thửa để xây dựng nông thôn mới và cũng không được vận động hiến đất cho địa phương. Ngay sau khi phát hiện việc làm sai trái của lãnh đạo thôn Đông Xuyên Nội, anh Nguyễn có làm đơn gửi trưởng thôn nhưng không được giải quyết. Anh Nguyễn tiếp tục gửi đơn lên chủ tịch xã Đoàn Lập, UBND huyện Tiên Lãng, nhưng cũng không được giải quyết thỏa đáng và dứt điểm. Do đặc thù công việc anh Nguyễn đi công tác không thể có mặt tại địa phương nên anh đã ủy quyền cho Cô ruột của anh là bà Đào Thị Thanh Mơ thay anh tiếp tục giải quyết vụ việc liên quan đến việc thu hồi đất của mẹ anh là Bà Nguyễn Thị Hồi.

Khi phóng viên có mặt tại phần diện tích đất nông nghiệp của anh Nguyễn thì thấy chưa đầy 10 m2 mặt đường có đến 02 rãnh thoát nước. Thiết nghĩ, cần đến 02 rãnh thoát nước cho một xóm nhỏ để làm gì? Tại sao thôn không xây rãnh thoát nước sát vào diện tích đất thổ cư của bà Phương (hộ có đất thổ cư giáp bên phải  đất nông nghiệp của anh Nguyễn ) mà lại cách ra 1,5 m (chiều dài) mới xây rãnh thoát nước. Theo như hiện trạng thì 1.5 m đất (chiêu dài), thôn để lại đã được gia đình bà Phương lấp đất trồng rau, thậm chí xây tường chắn. Vậy khác gì thôn đã lấy đất của người này giao cho người khác. Liệu có thỏa thuận ngầm gì trong việc này để biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư chăng?

Hàng loạt sai phạm về đất đai chưa được xử lý dứt điểm

Không những thế, ngay sát với phần diện tích đất nông nghiệp của anh Nguyễn phía bên trái ( khoảng 4 sào tương đương 1440 m2) cũng đã bị san lấp, xây tường rào, căng dây thép gai, lấn chiếm cả phần lối đi ra bờ sông cũ của bà con. Bà Mơ cho biết, ngoài phần diện tích gần 1500 m2 trên, còn 1570 m2 đất nông nghiệp tại thôn Hộ Tứ Ngoại  cũng đã bị san lấp xây dựng nhà thờ. Tại thôn Tử Đôi cũng bị san lấp hơn 5000 m2 đất nông nghiệp bởi hộ ông Phạm Văn Thiêm.

Để làm rõ sự việc trên phóng viên báo Thương hiệu & Công luận đã có buổi làm việc với ông Vũ Văn Uy – chủ tịch xã Đoàn Lập thì được biết đúng là diện tích nhà thờ hai họ Phạm đang sử dụng là có một phần diện tích đất nông nghiệp do bà con trong họ tự bàn bạc hiến đất làm nhà thờ họ. Tuy nhiên UBND xã cũng đã phát hiện và lập biên bản nhưng chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp ngăn chặn nào. Duy có hộ gia đình ông Thiêm thì chủ tịch xã đã ký quyết định số 13/QDD- UBND quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Quyết định phạt  750.000 đồng và yêu cầu tháo rỡ trả lại nguyên trạng, nếu quá thời gian quy định, UBND xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quyết định ghi rõ hộ ông Thiêm đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất ao, xây dựng công trình mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép. Quy định tại khoản 2, Điều 8 Sử dụng đất không đúng mục đích Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nhưng trong Điều 2 khoản 8 của NĐ105/2009/NĐ-CP, không có mức phạt nào là 750.000 đồng. Vậy mức phạt này Chủ tịch UBND xã Đoàn lập lấy ở đâu?

Đến ngày 31/5/2015, theo quan sát của phóng viên thì các công trình nói trên đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Rõ ràng thôn và xã có biết những việc xây dựng và chuyển đổi sai hàng chục nghìn m2 đất, nhưng lờ đi hoặc giải quyết qua loa trong khi quyền lợi chính đáng của người dân như đơn bà Mơ phản ánh thì không được xem xét, giải quyết. Liệu có sự bao che của cán bộ thôn, xã?

Đề nghị UBND huyện Tiên Lãng cần kiểm tra, xem xét làm rõ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ cơ sở trong việc buông lỏng quản lý đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, tránh đơn thư khiếu kiện kéo dài.

Quỳnh Nga

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.