Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã hội hóa sách giáo khoa: Nội dung còn nhiều sạn, tiền chiết khấu lớn

Sau khi thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa (SGK), kết quả kiểm tra của Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (gọi tắt Đoàn giám sát) chỉ ra nhiều bất cập như giá sách quá cao, tiền chiết khấu lớn, nội dung nhiều sạn…

Cụ thể, theo báo cáo, SGK là mặt hàng thiết yếu, số lượng, chất lượng được xác định tương đối chính xác hằng năm; thiết kế, mẫu mã được ổn định trong nhiều năm; số lượng xuất bản và tiêu thụ lớn hơn nhiều so với các loại sách khác. Tuy nhiên, chi phí phát hành (chiết khấu) SGK cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu khác.

Mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành của Nhà xuất bản giáo dục phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%; năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Cụ thể giá các bộ sách hiện nay: Đối với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, các bộ SGK lớp 1 mới có giá từ 179.000-194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000/cuốn; bộ SGK lớp 1 cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn.

Các bộ SGK lớp 2 mới có giá từ 179.000-186.000 đồng/bộ, khoảng 18.000/cuốn; bộ SGK lớp 2 cũ có giá 53.000 đồng. Bộ sách lớp 3 có giá 177.000 đến 183.000 đồng trong khi bộ hiện hành giá 58.000. Bộ sách lớp 7 giá gần 210.000 đồng, cao hơn 80.000 đồng. Sách lớp 10 giá 246.000 -301.000 đồng một bộ tuỳ tổ hợp môn học, cao hơn bộ cũ 80.000 đồng đến 140.000 đồng. Các mức giá này chưa bao gồm sách tiếng Anh…

Giá SGK cao gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội điều chỉnh Luật Giá, quy định SGK là hàng hóa do Nhà nước định giá, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) định giá tối đa SGK. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp hạ giá thành SGK do các chi phí đầu vào bắt buộc tăng như đã phân tích ở trên.

Sách giáo khoa 'cõng' chi phí chiết khấu 35%
Sách giáo khoa 'cõng' chi phí chiết khấu 35%

Trong Dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra, sau 2 lần đấu thầu, Bộ GD&ĐT không biên soạn được bộ SGK của Nhà nước, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, tác động lớn tới xã hội.

Thứ nhất, ảnh hưởng lớn tới trách nhiệm quản lý nội dung giáo dục phổ thông cũng như cập nhật, chỉnh sửa, phát triển chương trình, nội dung giáo dục phổ thông; quản lý các rủi ro trong trường hợp không có SGK hoặc sách không bảo đảm chất lượng, yêu cầu.

Ví dụ, trường hợp không có SGK cho một môn học cụ thể do không có nhà xuất bản (NXB) nào thực hiện biên soạn hoặc sách do các NXB biên soạn không đạt yêu cầu về chất lượng, không được phê duyệt. Thực tế đã xảy ra đối với môn học tiếng dân tộc thiểu số. Sau khi không xã hội hóa được khâu biên soạn SGK tiếng dân tộc, Bộ GD&ĐT mới tiến hành biên soạn, gây chậm trễ trong triển khai môn học này.

Thứ hai, từ việc giao hết cho xã hội hóa, dẫn tới trước lễ khai giảng các năm học 2020-2021, 2022-2023, 2023-2024 thường thiếu SGK do các NXB chờ địa phương đăng ký mua sách xong mới xác định số lượng sách in, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Việc phát hành hầu như thực hiện thông qua các nhà trường, dẫn đến phụ huynh, học sinh gặp khó khăn trong việc mua sách tại các hiệu sách…

Thứ ba, SGK xã hội hoá dù được Bộ GD&ĐT phê duyệt nhưng khi đưa vào sử dụng phát hiện rất nhiều sai sót, chậm được sửa chữa, thậm chí sau khi sửa chữa vẫn còn sai sót.

Thứ tư, không có bộ SGK của Nhà nước gây khó khăn trong quản lý giá SGK. Có nghịch lý là, mặc dù có nhiều NXB tham gia biên soạn SGK, có nhiều bộ sách nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng cao, gấp 2- 4 lần so với sách của chương trình cũ. Chi phí chiết khấu SGK cao, chưa hợp lý. Cụ thể, mức chiết khấu cho các đơn vị đầu mối NXB phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 đối với SGK là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%; năm học 2022-2023, đối với SGK là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Mặc dù, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Giá, quy định SGK là hàng hóa do Nhà nước định giá, giao Bộ GD&ĐT định giá tối đa sách. Tuy nhiên, điều này không giúp hạ giá SGK do các NXB trình bày chi phí đầu vào tăng lên.

Đặc biệt, khi sách xã hội hóa có giá bán cao, Nhà nước tính toán phương án mua sách và cung cấp cho các thư viện trường học để cho học sinh mượn, thì số tiền bỏ ra mua sách đưa vào thư viện trường học lần đầu tiên sẽ khoảng 3.500 tỷ đồng, hằng năm bổ sung khoảng 20%. Đây là một số tiền lớn so với chi phí để xây dựng một bộ SGK của nhà nước có chất lượng (soạn 1 bộ sách theo nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới hết 16 triệu USD tương đương gần 400 tỷ đồng).

Đoàn giám sát cho rằng, khuyến khích xã hội hóa giáo dục nhưng cần giữ được vai trò chủ đạo của Nhà nước trong xây dựng nội dung SGK. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tác động lớn tới xã hội, khi có tới 381 đầu SGK mới (của tất cả các NXB) do đó, đề xuất cơ chế biên soạn thêm một bộ SGK và miễn tiền bản quyền đối với bộ sách do Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả. “Đây là biện pháp đảm bảo tối đa chất lượng nội dung SGK, giảm giá thành sách, xoá bỏ “lợi ích nhóm” và lũng đoạn thị trường trong phát hành sách”, dự thảo báo cáo Đoàn giám sát nêu.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05
TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05

Ngày 10/5, Thành ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 7/5/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Lạng Sơn về siết chặt kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ trong cán bộ, đảng viên các cơ quan, đơn vị, phường, xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Chỉ thị số 05-CT/TU) cho gần 400 đại biểu.

Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam
Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam

Tập đoàn Hyosung đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, với các lĩnh vực chính như: Công nghiệp nguyên vật liệu, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học, hệ thống điện công nghiệp.

Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo thông tin từ Công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ lô hàng hóa gồm 277 lọ tinh dầu với nhiều loại khác nhau dùng cho thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ đồ uống trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn: Gắn liền với nhiều công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước
Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn: Gắn liền với nhiều công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước

Thủ tướng nhấn mạnh: Việc mở đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là sự sáng tạo chiến lược của Đảng ta; là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng lưới đường và hệ thống binh trạm, kho tàng; mở đường, bảo đảm hành quân, giao thông, vận chuyển...

Huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện giai đoạn 2019-2024
Huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện giai đoạn 2019-2024

Sáng 10/5 huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua quyết thắng huyện Tam Dương.

Hàng nghìn căn hộ tái định cư ở TP.HCM bỏ hoang, nợ phí quản lý hơn 81 tỷ đồng
Hàng nghìn căn hộ tái định cư ở TP.HCM bỏ hoang, nợ phí quản lý hơn 81 tỷ đồng

Hàng nghìn căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.HCM đang nợ phí quản lý, bị các đơn vị vận hành phát công văn đòi nợ.