Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu dệt may “ngồi trên đống lửa”: Mong chờ động lực “cứu cánh”

Sau những tháng đầu năm 2021 với những tín hiệu tích cực, khó khăn lại bủa vây ngành dệt may khi phải đối mặt với tình trạng nguồn nhân lực thiếu hụt, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, 4 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may.

Sóng gió bủa vây

Theo cập nhật từ CTCP Chứng khoán VNDirect, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng 24,6% so với cùng kỳ trong Quý 2/2021, thậm chí cao hơn 7,4% so với mức trước đại dịch (Quý 2/2019) nhờ nhu cầu gia  tăng từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ (tăng 42%) và EU (tăng 18%).

Theo ước tính của VNDirect, tổng doanh thu Quý 2/2021 của các  doanh nghiệp dệt may niêm yết tăng 22,1% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận ròng trong tăng 141,7% so với cùng kỳ.

Số liệu từ Phòng Quản lý hàng dệt may (OTEXA), Bộ Thương mại Mỹ, người tiêu dùng Mỹ và EU đã ghi nhận nhu cầu mua sắm mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa khi kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ trong nửa đầu năm 2021 tăng 31,16%. Ngoài ra, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu dệt may của EU từ Việt Nam trong tháng 5/2021 và tháng 6/2021 lần lượt tăng 11,9% và 21,0% nhờ mở cửa lại nền kinh tế.

Cũng theo Tổng cục Hải Quan, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 48,0% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam). Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 1,51 tỷ USD, tăng 14,5%. Trong  khi đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt  giảm 10,3% và 8,1%, xuống 1,57 tỷ USD và 1,24 tỷ USD  trong 6 tháng đầu năm 2021.

Ngành dệt may đối mặt với khoảng thời gian khó khăn, cần có những sự hỗ trợ chinh sách
Ngành dệt may đối mặt với khoảng thời gian khó khăn, cần có những chính sách hỗ trợ.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu ước đạt 16,2 tỷ USD tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trị giá xuất siêu trong 8 tháng của ngành đạt 9,73 tỷ USD.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát ở khu vực miền Nam đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng một lần nữa do các công ty không thể cung cấp nguyên liệu và đảm bảo thời gian giao hàng do thiếu nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng.

VITAS cho rằng, 4 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may, do không ít khách hàng chuyển đơn hàng đi nước khác và sẽ thiếu nhân công do nhiều người lao động đã về quê không dễ quay trở lại ngay.

Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021, VITAS dự báo rằng, chi phí tăng thêm cho việc sinh hoạt và tiêm chủng COVID-19 cho nhân viên sẽ chiếm 10% chi phí quản lý doanh nghiệp của các công ty dệt may trong năm 2021. Dự báo trong kịch bản tích cực, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể chỉ đạt 33 tỷ USD (giảm 6% so với cùng kỳ).

Xuất khẩu còn “sáng cửa”?

Hiện tại, các nhà xuất khẩu dệt may của Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ mất phần lớn đơn hàng vào tay các đối thủ như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka và Pakistan. Nhiều nhà máy may của Ấn Độ phải đóng cửa hoặc hoạt động chỉ với 50% công suất để ngăn chặn các ca lây nhiễm COVID-19 mới. Theo Economic Times, các doanh nghiệp dệt may của Ấn Độ ở Tamil Nadu và Karnataka đang lo ngại đơn đặt hàng của họ sẽ giảm một nửa trong 6 tháng cuối năm vì không thể gửi mẫu tới các thương hiệu thời trang để chuẩn bị bộ sưu tập mới.

Ngành dệt may của Myanmar đang phải đối mặt với cùng lúc 2 vấn đề lớn là số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng và tình hình chính trị bất ổn từ tháng 3/2021. Trong nửa đầu năm 2021, số công nhân làm việc làm trong các công ty dệt may Myanmar ước tính giảm 31% so với cùng kỳ do các nhà máy đóng cửa.

Theo VNDirect, Mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, VNDirect vẫn kỳ vọng rằng những tác động tiêu cực từ tình hình chính trị và dịch  bệnh đối với Myanmar và Ấn Độ là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ và Hàn Quốc.

VNDirect cho rằng CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG), CTCP May Sông Hồng (MSH) và CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) có thể là những doanh nghiệp hưởng lợi nhất vì các nhà máy của họ đang được đặt tại Thái Nguyên, Nam Định và Huế - những nơi nằm ngoài tâm dịch hiện tại. Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của GIL, chiếm khoảng 70% doanh thu xuất khẩu của GIL trong 6 tháng đầu năm 2021.

Trong khi TNG và MSH ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong Quý 2/2021 một phần nhờ các đơn hàng FOB được chuyển từ Ấn Độ và Myanmar sang Việt Nam. VNDirect dự đoán sự gia tăng các đơn đặt hàng nhờ sự gián đoạn nguồn cung ở thị trường Ấn Độ và Myanmar sẽ đóng góp lần lượt 20% và 15% vào doanh thu của TNG và MSH trong năm 2021.

Chờ chính sách hỗ trợ

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa tập trung kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng ngành dệt may, cần có những sự hỗ trợ chinh sách.

Theo ông Cẩm, cấp bách trước mắt phải có chính sách ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho cho người lao động trong nhà máy và các khu công nghiệp, đội ngũ lái, phụ xe vận tải, shipper, nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu. Từ đó tạo tiền đề cho người lao động tại các địa phương, các vùng không có nguy cơ cao được quay trở lại hoạt động theo điều kiện “bình thường mới”.

Bên cạnh đó, cần có những biện pháp gỡ vướng trong quy định kiểm tra và phân luồng giao thông để hàng hóa xuất nhập khẩu, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân không bị tình trạng thông thoáng ở địa phương này nhưng ách tắc ở địa phương khác.

Ông Cẩm cũng đặc biệt đề nghị cắt giảm các chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể, đề nghị Thành phố Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh hoãn áp dụng thu phí cảng biển tối thiểu đến 30/6/2022. Đề xuất hạ hạn mức tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022 cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh. Cùng với đó là vấn đề giảm giá điện, nước và thuế VAT, giá thuê đất cho các doanh nghiệp.

Về lâu dài, Vị Phó Chủ tịch thường trực VITAS kiến nghị Chính phủ sớm ban hành “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035”.

“Chúng tôi mong muốn Chiến lược sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm có công nghệ hiện đại. Nếu Việt Nam không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp và kém hiệu quả” – ông Cẩm cho biết.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.