Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai”

THCL- Về thăm mảnh đất phố Hiến xưa, có một làng nghề tuy mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng đã tạo được uy tín trên th

THCL Về thăm mảnh đất phố Hiến xưa, có một làng nghề tuy mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng đã tạo được uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến - làng nghề Chạm bạc Huệ Lai, (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

Nghề chạm bạc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo

Trăn trở từ làng nghề

Chạm bạc không phải là nghề gốc của làng Huệ Lai. Ông Đỗ Xuân Chuyển - Chủ nhiệm Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng cho biết: Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ông và một số người con của làng Huệ Lai sang học nghề chế tác vàng bạc tại làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương và mang nghề về làng. Từ đó, người dân Huệ Lai biết đến cái nghề cần sự tỉ mỉ, cần cù và đôi bàn tay khéo léo này. Những ngày đầu, nghề chạm bạc chỉ thu hút được vài chục hộ tham gia, đến nay đã có hàng trăm hộ trong thôn và nhiều lao động khác trong xã tham gia. Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng được thành lập năm 1998, do chính ông Đỗ Xuân Chuyển làm chủ nhiệm, nhằm liên kết những nghệ nhân và người làm nghề lại với nhau. Sản phẩm chạm bạc của Hợp tác xã đã được Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) bình chọn là một trong những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của khu vực phía Bắc năm 2014. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cũng đã công nhận Huệ Lai là làng nghề truyền thống.

Các sản phẩm chính của làng nghề được người tiêu dùng ưa chuộng như dây chuyền, nhẫn, vòng cổ, lắc, hoa tai... đều có chất lượng cao, thiết kế thẩm mỹ, tinh tế và độc đáo. Hiện nay, nhờ sử dụng các máy móc chạy bằng điện, năng suất lao động của làng nghề đã được tăng lên rõ rệt, thu nhập của các lao động dao động ở mức 3 - 4 triệu đồng/tháng, lao động tay nghề cao có thể thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng. Năm 2014, tổng doanh thu của làng nghề đạt hơn 100 tỷ đồng, trong đó Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng đạt doanh thu 30 tỷ đồng. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2015, doanh thu của Hợp tác xã đã đạt 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của làng nghề chạm bạc Huệ Lai là vốn kinh doanh, do làng nghề kinh doanh mặt hàng xa xỉ, nên doanh nghiệp làng nghề không được vay vốn ưu đãi như các làng nghề khác, trong khi nhu cầu vốn của loại hình sản xuất này rất lớn. Một khó khăn nữa cần phải kể đến là uy tín của sản phẩm trên thị trường. Song song với quá trình phát triển của làng nghề, danh tiếng sản phẩm bạc Huệ Lai được nhiều người biết đến, kéo theo sự xuất hiện của nhiều sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng được quảng cáo là sản phẩm bạc Huệ Lai. Bên cạnh đó, Hợp tác xã và một số doanh nghiệp trong làng nghề đang định hướng đưa sản phẩm ra ngoài biên giới Việt Nam, giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Vì vậy, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, làng nghề và bảo hộ thương hiệu là mong mỏi của những nghệ nhân và người dân nơi đây.

Mong chờ một thương hiệu

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương và mong mỏi của làng nghề, năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bạc của làng nghề Chạm bạc Huệ Lai, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”, nhằm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và tạo động lực phát triển bền vững cho Huệ Lai. Dự án do Công ty TNHH Phát triển tài sản Trí tuệ Việt chủ trì thực hiện và giao cho Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng là chủ sở hữu.

Luật sư Lê Kinh Hải - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển tài sản Trí tuệ Việt cho biết: “Dự án được triển khai với tiến độ khẩn trương, quy mô và bài bản. Hiện nay, chúng tôi đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” lên Cục Sở hữu trí tuệ và đang chờ xét duyệt đơn, cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi cũng tiến hành xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tổ chức các hội thảo, tập huấn có nội dung phong phú, đối tượng tham gia đa dạng để tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng. Hy vọng trong tương lai gần, nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” sẽ giúp các nghệ nhân nơi đây vững tâm sản xuất, kinh doanh và kinh tế địa phương ngày càng vững mạnh, ổn định”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu như tất cả các nghệ nhân và người lao động ở làng chạm bạc Huệ Lai đều biết đến nhãn hiệu tập thể của làng nghề đang được xây dựng và phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai, theo dõi sát sao tiến độ dự án. “Gìn giữ và phát triển làng nghề là trách nhiệm không chỉ của tôi, mà còn là trách nhiệm của tất cả những người con của làng Huệ Lai. Nhãn hiệu này sẽ là biểu tượng của làng nghề và là giá trị truyền qua các đời nghệ nhân của làng. Trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận và sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả” - anh Phạm Văn Tăng, chủ một cơ sở sản xuất ở làng nghề chia sẻ.

Hòa cùng không khí nhộn nhịp và khẩn trương của làng nghề sắp vào mùa bận rộn nhất trong năm, chúng tôi rời làng Huệ Lai với hy vọng lần quay lại tiếp theo, làng nghề đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, giúp bà con và các nghệ nhân nơi đây vững tâm với nghề để đưa các sản phẩm của Huệ Lai đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Gia Linh (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.