Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai”

THCL- Về thăm mảnh đất phố Hiến xưa, có một làng nghề tuy mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng đã tạo được uy tín trên th

THCL Về thăm mảnh đất phố Hiến xưa, có một làng nghề tuy mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng đã tạo được uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến - làng nghề Chạm bạc Huệ Lai, (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

Nghề chạm bạc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo

Trăn trở từ làng nghề

Chạm bạc không phải là nghề gốc của làng Huệ Lai. Ông Đỗ Xuân Chuyển - Chủ nhiệm Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng cho biết: Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ông và một số người con của làng Huệ Lai sang học nghề chế tác vàng bạc tại làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương và mang nghề về làng. Từ đó, người dân Huệ Lai biết đến cái nghề cần sự tỉ mỉ, cần cù và đôi bàn tay khéo léo này. Những ngày đầu, nghề chạm bạc chỉ thu hút được vài chục hộ tham gia, đến nay đã có hàng trăm hộ trong thôn và nhiều lao động khác trong xã tham gia. Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng được thành lập năm 1998, do chính ông Đỗ Xuân Chuyển làm chủ nhiệm, nhằm liên kết những nghệ nhân và người làm nghề lại với nhau. Sản phẩm chạm bạc của Hợp tác xã đã được Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) bình chọn là một trong những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của khu vực phía Bắc năm 2014. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cũng đã công nhận Huệ Lai là làng nghề truyền thống.

Các sản phẩm chính của làng nghề được người tiêu dùng ưa chuộng như dây chuyền, nhẫn, vòng cổ, lắc, hoa tai... đều có chất lượng cao, thiết kế thẩm mỹ, tinh tế và độc đáo. Hiện nay, nhờ sử dụng các máy móc chạy bằng điện, năng suất lao động của làng nghề đã được tăng lên rõ rệt, thu nhập của các lao động dao động ở mức 3 - 4 triệu đồng/tháng, lao động tay nghề cao có thể thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng. Năm 2014, tổng doanh thu của làng nghề đạt hơn 100 tỷ đồng, trong đó Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng đạt doanh thu 30 tỷ đồng. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2015, doanh thu của Hợp tác xã đã đạt 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của làng nghề chạm bạc Huệ Lai là vốn kinh doanh, do làng nghề kinh doanh mặt hàng xa xỉ, nên doanh nghiệp làng nghề không được vay vốn ưu đãi như các làng nghề khác, trong khi nhu cầu vốn của loại hình sản xuất này rất lớn. Một khó khăn nữa cần phải kể đến là uy tín của sản phẩm trên thị trường. Song song với quá trình phát triển của làng nghề, danh tiếng sản phẩm bạc Huệ Lai được nhiều người biết đến, kéo theo sự xuất hiện của nhiều sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng được quảng cáo là sản phẩm bạc Huệ Lai. Bên cạnh đó, Hợp tác xã và một số doanh nghiệp trong làng nghề đang định hướng đưa sản phẩm ra ngoài biên giới Việt Nam, giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Vì vậy, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, làng nghề và bảo hộ thương hiệu là mong mỏi của những nghệ nhân và người dân nơi đây.

Mong chờ một thương hiệu

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương và mong mỏi của làng nghề, năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bạc của làng nghề Chạm bạc Huệ Lai, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”, nhằm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và tạo động lực phát triển bền vững cho Huệ Lai. Dự án do Công ty TNHH Phát triển tài sản Trí tuệ Việt chủ trì thực hiện và giao cho Hợp tác xã Chạm bạc Phù Ủng là chủ sở hữu.

Luật sư Lê Kinh Hải - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển tài sản Trí tuệ Việt cho biết: “Dự án được triển khai với tiến độ khẩn trương, quy mô và bài bản. Hiện nay, chúng tôi đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” lên Cục Sở hữu trí tuệ và đang chờ xét duyệt đơn, cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi cũng tiến hành xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tổ chức các hội thảo, tập huấn có nội dung phong phú, đối tượng tham gia đa dạng để tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng. Hy vọng trong tương lai gần, nhãn hiệu tập thể “Bạc Huệ Lai” sẽ giúp các nghệ nhân nơi đây vững tâm sản xuất, kinh doanh và kinh tế địa phương ngày càng vững mạnh, ổn định”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu như tất cả các nghệ nhân và người lao động ở làng chạm bạc Huệ Lai đều biết đến nhãn hiệu tập thể của làng nghề đang được xây dựng và phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai, theo dõi sát sao tiến độ dự án. “Gìn giữ và phát triển làng nghề là trách nhiệm không chỉ của tôi, mà còn là trách nhiệm của tất cả những người con của làng Huệ Lai. Nhãn hiệu này sẽ là biểu tượng của làng nghề và là giá trị truyền qua các đời nghệ nhân của làng. Trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận và sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả” - anh Phạm Văn Tăng, chủ một cơ sở sản xuất ở làng nghề chia sẻ.

Hòa cùng không khí nhộn nhịp và khẩn trương của làng nghề sắp vào mùa bận rộn nhất trong năm, chúng tôi rời làng Huệ Lai với hy vọng lần quay lại tiếp theo, làng nghề đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, giúp bà con và các nghệ nhân nơi đây vững tâm với nghề để đưa các sản phẩm của Huệ Lai đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Gia Linh (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?
Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?

Công ty của bà Lê Thị Hồng Chuyên có trụ sở tại TP. Hà Nội. Công ty vẫn thực hiện công bố hợp quy, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu vật liệu xây dựng tại Sở Xây dựng TP. Hà Nội từ khi Bộ Xây dựng ban hành các quy chuẩn về vật liệu xây dựng và chấp hành đúng các quy định.

Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị
Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị

Các bệnh di truyền, các bệnh chưa có chẩn đoán điều trị, các bệnh hiếm trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do các bất thường bẩm sinh ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi trong năm 2015 là 16%, đứng thứ 2 sau đẻ non. Đây là thách thức lớn trong mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng cho xã hội.

Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản
Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản

Sự phát triển của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Đáng chú ý là tỷ lệ thành công của các kỹ thuật HTSS bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các công nghệ đi kèm như xét nghiệm sàng lọc phôi, trẻ hóa buồng trứng,… GENTIS luôn tiếp cận, nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới, đặc biệt là các ứng dụng cận lâm sàng trong HTSS nhằm đưa ra kết quả chính xác, nhanh, hiệu quả giúp bác sĩ lâm sàng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM
Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.

Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp

Ông Nguyễn Chung là cử nhân sinh học, làm kiểm dịch viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng III.

Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện
Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, con trai ông sinh năm 1983, hiện có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện thì có được không? Nếu được thì mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào và liên hệ cơ quan nào?