Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Báo Nhật: Izumo tới Biển Đông - Chấp nhận thách thức

Tàu sân bay Izumo của Nhật Bản sẽ có cuộc tuần tra trên Biển Đông và Ấn Độ Dương kéo dài 3 tháng, thách thức quân sự hóa của Bắc Kinh.

The Japan Times mới đây có bài viết về cuộc tuần dương kéo dài 3 tháng của Lực lượng Phòng vệ trên Biển của Nhật Bản (JMSDF) qua các vùng biển ở châu Á rõ ràng thể hiện thái độ của Tokyo với động thái gây hấn ngày càng tăng lên của Bắc Kinh.

Tờ báo Nhật Bản cho biết, chuyến hải trình sắp tới là sự kiện chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 và đây sẽ là sự kiện được các nước Đông Nam Á chú ý và đặc biệt là Bắc Kinh nổi giận. 

Báo Nhật: Izumo tới Biển Đông - Chấp nhận thách thức - Hình 1

Chuyến tuần dương của tàu sân bay Izumo nhằm thách thức Bắc Kinh?

Tàu JS Izumo là tàu lớn nhất do Nhật Bản chế tạo kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, nhìn rất giống một tàu sân bay.

Tàu này đã tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế đầu tiên do Singapore tổ chức, với sự có mặt của các hạm đội đến từ khu vực châu Á.

Đối với Nhật, các tàu hoành tráng như JS Izumo mang hai sứ mệnh. Thứ nhất, chúng cho thấy Bộ Quốc phòng Nhật Bản mong muốn đóng góp nhiều hơn cho an ninh của khu vực và quốc tế. Thứ hai, chúng thể hiện sự đóng góp của Nhật Bản trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Trong khi đó, chuyến đi của Hải quân Nhật Bản được tiến hành trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh giành quyền lực chính trị và quân sự trong khu vực. Rõ ràng, đây là màn thể hiện lớn nhất của Nhật Bản vào khu vực này nhằm thách thức việc gia tăng quyền lực của Bắc Kinh và sự lúng túng của Hoa Kỳ.

Tàu Izumo sau khi tham gia cuộc thảo diễn hải quân với Hải quân Singapore sẽ ghé thăm Việt Nam, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia cuộc tập trận hải quân mang tên "Malabar" với Mỹ và Ấn Độ vào tháng 7 tới.

The Japan Times cho biết, ban đầu cuộc tập trận được cho là chỉ có sự tham gia của Hải quân Mỹ và Ấn Độ, sau đó, Nhật Bản đã được tham gia với tư cách thành viên thường trực.

Phát biểu với báo giới về chuyến hải trình 3 tháng tới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh:

"Tôi muốn nhắc nhở phía Nhật Bản rằng họ không phải là một bên liên quan đến vấn đề biển Nam Trung Hoa... Phía Nhật nên xem xét lại lịch sử, thận trọng với những lời nói và hành động của mình, thay vì gây sóng ở biển Nam Hải và làm suy yếu hòa bình cũng như ổn định trong khu vực".

Tờ báo Nhật cho rằng, có 5 vấn đề cần hiểu về chuyến tuần dương của Hải quân Nhật Bản.

Thứ nhất, chuyến đi vào vùng nước phía Nam rõ ràng là nhắm gửi các thông điệp rằng, Nhật Bản không đứng ngoài các điểm nóng địa chính trị ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương khi Bắc Kinh đang ngày càng thể hiện quyền lực bằng sự hiện diện thường xuyên ở đây còn Mỹ dường như không muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc bởi còn hướng sự chú ý vào bán đảo Triều Tiên.

Cũng cần lưu ý, Washington hiện cần sự giúp đỡ nhiều hơn của Bắc Kinh để đối phó với Kim Jong- un nên Mỹ đang có sự ràng buộc.

Thứ hai, việc triển khai chuyến hải trình dài ngày của Izumo của Nhật Bản sẽ giúp thủy thủ đoàn của họ có nhiều kinh nghiệm thực tế cần thiết ở những vùng biển xa Nhật Bản.

Izumo được biết đã rời cảng Yokosuka để hộ tống một chiếc tàu chở hàng tiếp tế của Mỹ vào vùng biển Nhật Bản ngày 1/5 vừa qua.

Việc triển khai các tàu của Hải quân Nhật Bản đi xa hơn và đa dạng hơn cùng với Mỹ cũng giúp trả lời lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump về chia sẻ gánh nặng trong liên minh.

Thứ ba, chuyến đi cũng có thể giúp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chuẩn bị bước đầu nhằm sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản.

Hôm 3/5, nhân kỷ niệm Ngày Hiến pháp, ông Abe đã nói về việc sẽ loại bỏ sự mơ hồ về tình trạng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bởi Điều 9 trong Hiến pháp ghi rõ rằng "lực lượng không quân và hải quân, các đơn vị có tiềm năng chiến tranh sẽ không bao giờ được duy trì".

Thứ tư, mặc dù Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một mối quan hệ khá tốt đẹp, nhưng ông Trump đã tự rút mình ra khỏi quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể khiến ông Shinzo Abe lo lắng.

Thứ năm, cuộc tuần dương của tàu sân bay Nhật Bản là một cách để gửi tín hiệu và kiểm tra phản ứng của một số thành viên ASEAN, đặc biệt là một số nước đã tham gia sáng kiến "Một vành đai, một con đường".

Báo Nhật: Izumo tới Biển Đông - Chấp nhận thách thức - Hình 2

Nhật Bản sẽ thực sự nhập cuộc để khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế

The Japan Times cũng cho rằng, tàu Izumo cũng dự kiến bố trí chuyến thăm tại căn cứ hải quân ở Vịnh Subic (Philippines) vào tháng 6 và sẽ rất thú vị để chờ xem Tổng thống Duterte sẽ ghé thăm con tàu hay không.

Việc triển khai tàu sân bay Izumo ở các vùng biển nước ngoài là tín hiệu rõ ràng cho thấy các vùng nước trong khu vực Ấn Độ Dương đang nóng lên.

Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe rõ ràng là không thể bỏ qua vai trò lịch sử và ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực.

Kim Hoa - Baodatviet 

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.