Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến dịch diệt tour "không đồng" ở Quảng Ninh: Có “đánh chuột vỡ bình”?

Vừa qua, dư luận xôn xao về việc các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đánh mạnh vào những công ty lữ hành, các địa điểm mua sắm thực hiện các tuor du lịch "không đồng" đón khách Trung Quốc với lý do các công ty lữ hành thực hiện tour không đồng để “móc tiền” khách qua việc bán hàng hóa ở các cửa hàng chỉ dành cho khách Trung Quốc.

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã đi tìm sự thật để đem đến cho bạn đọc nhìn nhận sự việc một cách khách quan.

Tour "không đồng"

Đón khách du lịch tour không đồng không phải là du khách đến du lịch không mất đồng nào, mà đây là chương trình đón khách của một số công ty lữ hành trong nước kết hợp với các công ty lữ hành nước ngoài đón khách vào Việt Nam, các công ty lữ hành được hưởng hoa hồng từ các điểm vui chơi giải trí, khác sạn, nhà hàng ăn uống và các cửa hàng mua sắm để bù vào chi phí đón khách và được gọi là "tour không lợi nhuận".

Chiến dịch diệt tour

Đặc điểm trong ngành du lịch ở Việt Nam từ trước đến nay, tại các điểm du lịch mà khách đến theo các chương trình tour của các công ty lữ hành đưa đến thì các điểm dịch vụ đều phải chi một khoản tiền hoa hồng cho các công ty lữ hành hoặc hướng dẫn viên, việc chi hoa hồng này vốn đang là luật bất thành văn trong ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác…

Việc các tour không đồng xuất hiện ở tỉnh Quảng Ninh vừa qua, chủ yếu là đón khách Trung Quốc qua đường cửa khẩu Móng Cái, đa số là đi bằng đường bộ. Theo thông tin phóng viên nắm được, trong 2 tháng đầu năm 2017, có ngày cửa khẩu Móng Cái đón đến 25.000 lượt khách Trung Quốc sang Việt Nam đi du lịch, nhưng đến nay, đặc biệt là từ khi tỉnh Quảng Ninh ra quân tiến hành chiến dịch "diệt tour không đồng” thì tại cửa khẩu Móng Cái chỉ đón hàng chục lượt khách Trung Quốc...

Cần có cái nhìn đúng đắn...

Đa số các quốc gia trên thế giới đều đưa ngành du lịch là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và Việt Nam cũng vậy. Chính phủ đang nỗ lực tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh ngành du lịch nước nhà phát triển mạnh, bởi Việt Nam có lợi thế hơn rất nhiều nước khác do được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, đảo Phú Quốc…

Chiến dịch diệt tour

Viêc phát triển ngành du lịch sẽ giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động, quảng bá, giao thương các sản phẩm sản xuất trong nước, thu hút một nguồn ngoại tệ đáng kể…

Được biết, khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam, ngoài đi tham quan các điểm du lịch, họ còn có nhu cầu mua sắm rất lớn đối với các hàng thủ công mỹ nghệ trong nước như gốm xứ, mây tre đan, thêu dệt… hay mua sắm các hàng nông sản như hạt điều, cao su, cà phê, hạt tiêu…

Đơn giản như vừa qua, mỗi ngày tỉnh Quảng Ninh đón 25.000 lượt khách qua của khẩu Móng Cái, chắc chắn mỗi ngày Việt Nam tiêu thụ hàng chục tấn nông sản cho nông dân trong nước và hàng vạn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Có "bắt cóc bỏ đĩa"?

Trong chiến dịch "diệt tour không đồng" ở Quảng Ninh, đang có rất nhiều luồng dư luận trái chiều, đồng tình có, không ủng hộ có…

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Đăng Thanh, Phó giám đốc Sở Du lịch.

Ông Thanh cho biết, khách đi theo tour không đồng là khách không đặt tour trước sang Việt Nam, các công ty lữ hành và hướng dẫn viên đưa đến là họ bị động, mục đích đưa khách sang là để thông qua việc mua sắm tại các cửa hàng, tại các điểm thắng cảnh, tham quan hoặc các dịch vụ khác để khách du lịch mua hàng hóa giá cao hơn thực tế… và dòng khách Trung Quốc, theo đánh giá của ngành du lịch là họ ưa mua sắm, điều kiện mua sắm cũng dễ tính…

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành xử phạt 15 cửa hàng mua sắm, trong đó có 8 cửa hàng do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn đón khách quốc  tế. Lỗi chủ yếu là cửa hàng sử dụng ngoại tệ, một số điểm bán hàng hóa không đảm bảo quy chuẩn.

Ông Thanh cũng thừa nhận, sau chiến dịch "diệt tour không đồng", lượng khách đến Quảng Ninh có giảm, vì trong quá trình dùng các biện pháp mạnh thế thì việc giảm lượng khách du lịch cũng là một điều tất yếu.

Việc làm sạch môi trường du lịch là việc làm cần thiết, nhưng phải làm có khoa học và bài bản, tránh làm theo cảm tính. Cần phải có phương án rõ ràng để bảo vệ và tạo điều kiện để các công ty du lịch Việt Nam phát triển.

Lượng khách Trung Quốc thường đứng đầu trong lượng khách nước ngoài vào Việt Nam, nếu khó khăn họ sẽ chuyển sang thị trường khác, sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu đón khách quốc tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chiến dịch "diệt tour không đồng" cần phải hiểu làm gì cho đúng, đảo bảo lợi ích chung cho đất nước và tạo lực để phát triển ngành du lịch. Tránh tình trạng làm theo phong trào và làm một cách máy móc rồi giống như chuyện "đánh chuột vỡ bình vậy"...!

                                                                                                           Hoàng Thanh

Bài liên quan

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?
Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?

Hành vi kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm chưa được công bố (chưa được cấp phép lưu hành) là hành vi bị xem xét xử phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025

Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, trong đó quy định về tài khoản kế toán.