Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Cẩn trọng bẫy “khoác áo” doanh nghiệp

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Hiện nay, việc khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh, phải cẩn trọng với bẫy “khoác áo” DN. Vì vậy, cần có biện pháp cụ thể để họ thấy được lợi ích lớn hơn chi phí và sẵn sàng chuyển thành DN.

Chưa mặn mà lên DN

Thống kê của CIEM tại Hội thảo “Chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách (ngày 28/4/2017), tính đến hết năm 2015, cả nước có trên 4,754 triệu hộ kinh doanh. Đây chính là nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu là đến năm 2020 có 1 triệu DN trong nền kinh tế. Tuy nhiên, không nhiều hộ kinh doanh dự kiến chuyển sang DN.

Kết quả khảo sát 374 hộ kinh doanh và 46 DN tại 6 tỉnh/thành cả nước, có trên 11,3% hộ kinh doanh quy mô từ 10 lao động trở lên (đáp ứng điều kiện quy định của Luật DN), nhưng vẫn chưa đăng ký thành lập DN theo quy định; chỉ có 5,63% hộ kinh doanh dự kiến sẽ chuyển sang các loại hình DN theo quy định của Luật DN.

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Cẩn trọng bẫy “khoác áo” doanh nghiệp - Hình 1

Các hộ kinh doanh chưa mặn mà chuyển thành doanh nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế CIEM, nguyên nhân chính liên quan đến việc hành lang pháp luật vẫn chưa tạo điều kiện cho hộ kinh doanh lớn lên. Nhiều hộ kinh doanh ngại vì phải thay đổi chế độ kế toán từ thuế khoán lên tự khai, tự nộp và sử dụng hóa đơn, cách thức quản lý sổ sách, phải bổ sung nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý phát sinh nhiều chi phí và có thể gây đảo lộn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, còn tâm lý e ngại phải đối diện nhiều thủ tục hành chính và quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với DN, chi phí bỏ ra cao hơn so với hộ kinh doanh. Kết quả khảo sát, có đến 52,82% hộ kinh doanh sợ bị thanh kiểm tra nhiều hơn từ cơ quan thuế, lao động, môi trường, an ninh…

Mặt khác, các hộ kinh doanh chưa nhận thức rõ lợi ích khi chuyển thành DN. Có đến 70,7% số hộ kinh doanh chưa biết hoặc không nắm rõ luật pháp về đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ DNNVV...

PGS. TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, hộ kinh doanh không muốn chuyển thành DN là do tư tưởng làm ăn “cò con” và “dễ thỏa mãn” - đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người.

Thay đổi tư duy

Theo ông Hiếu, để đạt mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020 như Chính phủ đề ra, thì số DN cần thành lập mới là rất lớn. Từ thực tế này, rất dễ xảy ra khả năng cơ quan quản lý sẽ dùng mệnh lệnh hành chính để yêu cầu hộ kinh doanh chuyển thành DN. Nếu chúng ta áp dụng cách làm này, sẽ dễ rơi vào bẫy “khoác áo” DN cho hộ kinh doanh, bởi chỉ đạt được số lượng mà thiếu chất lượng.

Để hộ kinh doanh chuyển thành DN, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, quan trọng nhất là các biện pháp giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hộ kinh doanh. Điều cót lõi là để hộ kinh doanh thấy được lợi ích lớn hơn chi phí khi trở thành DN, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN chỉ là một mục tiêu trong tổng thể đó.

Theo bà Luyến, để khuyến khích và thực hiện tốt chương trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN, các cơ quan quản lý nhà nước cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục chuyển đổi. Đồng thời, thể chế hóa cơ chế, chính sách khuyến khích hộ kinh doanh thành lập DN trong Luật Hỗ trợ phát triển DNNVV: Hỗ trợ gia nhập, rút khỏi thị trường, miễn thuế môn bài; ưu đãi thuế thu nhập DN; áp dụng chế độ kế toán đơn giản, được cơ quan quản lý nhà nước cung cấp phần mềm kế toán miễn phí…

Theo ông Lê Xuân Bá, Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để hộ kinh doanh tin tưởng vào môi trường kinh doanh của DN. Muốn vậy, nhà quản lý, chính sách cần phải tôn trọng, coi trọng kinh tế hộ nói riêng, kinh tế tư nhân nói chung, phải thực sự coi đây là động lực phát triển của nền kinh tế, tạo cơ chế cho kinh tế hộ gia đình phát triển, lúc đó họ sẽ tự chuyển thành DN.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của DN, các hộ kinh doanh về lợi ích của việc làm ăn bài bản và minh bạch để từng bước loại bỏ tư tưởng làm ăn “cò con” và “dễ thỏa mãn”...

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.