Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công trình 'khủng' vi phạm Luật Đê điều: Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương có xử lý được sai phạm?

Mặc dù cơ quan chức năng đã sớm phát hiện ra Công ty Cổ phần SX&TM Sơn Nga lấn chiếm hàng nghìn m2 đất hành lang đê điều nhưng đến nay vẫn chưa xử lý triệt để được sai phạm…

Thời gian vừa qua, báo Thương hiệu & Công luận có đăng tải bài viết về một quần thể công trình, nhà xưởng có diện tích hàng nghìn m2 (thuộc thôn Cậy Sơn, xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) ngang nhiên tồn tại trong hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy, vi phạm Luật Đê điều nhưng vẫn được đưa vào sử dụng.

Công trình 'khủng' vi phạm Luật Đê điều: Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương có xử lý được sai phạm? - Hình 1

Một phần công trình xây dựng lấn chiếm vào hành lang đê

Trước sự tồn tại của một công trình vi phạm trên, nhiều người dân địa phương cho rằng có hay không việc chính quyền “nhắm mắt làm ngơ” bỏ qua vi phạm của doanh nghiệp?

Để rộng đường dư luận, PV báo THCL đã có các cuộc làm việc với chính quyền xã, huyện nhằm tìm hiểu trách nhiệm các bên liên quan cũng như quá trình xử lý quần thể công trình vi phạm khiến người dân bức xúc.

Trao đổi với PV, ông Trần Đức Diệu - Phó Chủ tịch UBND xã Hoành Sơn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cho biết, xã đã có báo cáo về vụ việc lên UBND huyện Kinh Môn. Hiện UBND huyện Kinh Môn và các cơ quan có thẩm quyền "đang giải quyết" đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

“Khi UBND xã phát hiện việc xây dựng vi phạm đã lập biên bản và xuống đình chỉ nhưng họ không chấp hành. Vì đây là thẩm quyền của UBND huyện nên xã cũng đã có báo cáo lên huyện thời điểm đó (năm 2012). Công trình này được xây dựng từ những năm 2011, 2012”, Phó chủ tịch UBND xã Hoành Sơn nói.

Mới đây trả lời PV báo Thương hiệu & Công luận, ông Nguyễn Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết, liên quan sự việc trên, huyện Kinh Môn đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.

Kết quả, theo UBND huyện Kinh Môn, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan. Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng bến bãi của bà Quách Thị Đượng tuy đã được UBND tỉnh Hải Dương cho phép hoạt động, nhưng chỉ tới thời hạn ngày 31/12/2013. Sau đó, bà Quách Thị Đượng không làm các thủ tục xin gia hạn thời gian cho phép mà vẫn hoạt động.

Việc cho Công ty Cổ phần SX&TM Sơn Nga thuê lại đất để hoạt động sản xuất kinh doanh bến bãi chưa được sự đồng ý của các cơ quan chức năng là không đúng quy định của pháp luật, hoạt động sản xuất hương cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình kiên cố có diện tích lớn trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê của bà Quách Thị Đượng là không đúng theo các nội dung trong quyết định cho phép của UBND tỉnh Hải Dương.

Cụ thể, báo cáo kiểm tra của UBND huyện Kinh Môn nêu rõ, hành vi xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ đê và trên bãi sông tuy bắt đầu diễn ra từ năm 2011, nhưng đã vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ khi có lũ trên sông Kinh Thầy. Do vậy, UBND huyện Kinh Môn đã yêu cầu UBND xã Hoành Sơn thực hiện nhiệm vụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của bà Quách Thị Đượng theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền có báo cáo gửi cơ quan cấp trên để xử lý.

Cùng với đó, UBND huyện Kinh Môn cũng yêu cầu bà Quách Thị Đượng giải tỏa ngay các công trình xây dựng vi phạm trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê, dừng mọi hoạt động bến bãi, sản xuất trên bãi sông. Và di chuyển toàn bộ thiết bị máy móc, nhà xưởng và các vật cản lũ khác trên bãi sông, trong hành lang bảo vệ đê và thanh lý hợp đồng số 06/HĐKT về việc cho Công ty Cổ phần SX&TM Sơn Nga thuê một phần diện tích là 6.499 m2.

“Liên quan đến những sai phạm trên, quan điểm của huyện là yêu cầu tháo dỡ, giải tỏa. Khi có kết quả sẽ thông tin đến báo chí”, Phó Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết.

Pv

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành
Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành

Trong giai đoạn 2024 - 2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; quy chuẩn về tiếng ồn...

Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu
Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu

Chứng khoán Mỹ lao dốc vào thứ Năm (25/4) khi hầu hết các cổ phiếu megacap suy yếu, ảnh hưởng bởi Meta Platforms, trong khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn khi có dấu hiệu lạm phát dai dẳng làm giảm kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE) bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội tổ chức sáng ngày 26/4 tại TP. Hải Phòng.

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.