Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng trăm tiểu thương căng biểu ngữ phản đối thu phí chợ Phố Hiến

Chiều ngày 20/9, hơn 200 tiểu thương chợ Phố Hiến đã tụ tập căng biểu ngữ đi dọc đường Điện Biên (t

Chiều ngày 20/9, hơn 200 tiểu thương chợ Phố Hiến đã tụ tập căng biểu ngữ đi dọc đường Điện Biên (thành phố Hưng Yên) bày tỏ bức xúc về việc doanh nghiệp quản lý chợ thu phí cao gấp hơn 10 lần hiện tại, đẩy tiểu thương vào tình thế khó khăn.

Các tiểu thương cho biết: Họ nhận được thông báo từ doanh nghiệp quản lý chợ là Công ty Hoàng Phát thông báo từ sau ngày 15/10 tới, khu vực chợ dân sinh gồm các quầy bán hàng khô, hàng mã, hàng thịt và thủy hải sản phải rời chợ tạm vào chợ mới.

Mỗi hộ kinh doanh sẽ phải nộp từ 50 đến 100 triệu đồng để thuê một gian chia lô diện tích 4 m2, thời gian sử dụng trong 5 năm; hết thời hạn sẽ tính tiếp. Nếu hộ nào không chấp nhận sẽ không được vào chợ bán hàng.

Các tiểu thương cho rằng mức đóng phí như vậy là vô cùng bất hợp lý, mỗi m2 phải đóng 25 triệu đồng mà chỉ được sử dụng trong 5 năm, thì mức giá này còn "cắt cổ" hơn cả mua đất thổ cư ngoài thị trường. Theo chị Trần Thị Thúy và các tiểu thương bán hàng thủy hải sản: Hiện tại bán hàng ở chợ tạm, mỗi ngày một hộ đóng phí 10 nghìn đồng; nếu vào chợ mới, với mức đóng góp trên, riêng phí chợ tăng gấp 10 lần, với mức 100 nghìn đồng/ngày, chưa kể các khoản phí khác như: điện, nước, an ninh, vệ sinh... Trong khi cả ngày ngồi bán hàng cũng chỉ thu lãi trên dưới 100 nghìn đồng. Vậy nên bán hàng cả ngày không đủ nộp phí chợ, bà con tiểu thương sẽ không thể kham nổi.

Hiện tại chợ tạm Phố Hiến đang sử dụng mặt đường các phố Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đình Nghị, Dương Quảng Hàm, Bà Triệu, Phó Đức Chính, Đông Thành; nên việc mua bán hàng thuận tiện hơn so với chợ mới. Nhiều tiểu thương cho rằng, chợ mới hiện tại chưa hoàn thành mà chỉ đưa hơn 200 hộ kinh doanh vào họp chợ là không hợp lý, trong khi cả chợ có hơn 700 hộ. So với điều kiện hiện tại, những hộ bán hàng trong chợ mới sẽ bị ế ẩm, khó khăn hơn so với những hộ vẫn đang được ngồi ngoài chợ tạm. Do vậy, việc di dời tự chợ tạm vào chợ mới cần phải đồng loạt để đảm bảo hài hòa lợi ích cho các hộ kinh doanh.

Để giải tỏa bức xúc của các tiểu thương, chính quyền phường Lê Lợi đã yêu cầu doanh nghiệp quản lý chợ đến đối thoại, giải đáp thắc mắc của bà con. Tại UBND phường, đại diện các hộ kinh doanh đề nghị phía doanh nghiệp 2 vấn đề: khi nào xây xong chợ mới thì tất cả các hộ kinh doanh cùng chuyển vào chứ không chuyển một bộ phận tới đây; mặt khác trước khi vào chợ mới phải họp dân để bàn bạc, thống nhất mức thu phí sao cho hợp lý, không thể đưa ra giá "trên trời" như hiện tại. Tuy nhiên, trước những thắc mắc và đề nghị của các tiểu thương, phía doanh nghiệp quản lý chợ vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp thỏa đáng.

Theo Tin Tức

Tin mới

Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày
Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, ngày 8/5/2024 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 vụ cháy gồm một vụ cháy tại số 42 Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và một vụ cháy xe đầu kéo tại đường 5 cũ, gần trạm thu phí An Dương.

Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Ngày 8/5, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.

Quảng Ninh: Tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Bộ chỉ số 766 của Chính phủ
Quảng Ninh: Tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Bộ chỉ số 766 của Chính phủ

Chiều 8/5, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tháo gỡ những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian trên môi trường điện tử (gọi tắt là Bộ chỉ số 766).

Lợi nhuận hợp nhất 4 tháng của Viglacera đạt 31% kế hoạch năm
Lợi nhuận hợp nhất 4 tháng của Viglacera đạt 31% kế hoạch năm

Trong tháng 4, lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty Viglacera đạt 29,2 tỷ đồng. Cộng lũy kế 4 tháng đầu năm ước lãi đạt 31% kế hoạch năm, tăng khoảng 143,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh: Xây dựng bệnh viện không giấy tờ
Quảng Ninh: Xây dựng bệnh viện không giấy tờ

Để tạo thuận lợi nhất cho người dân cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế, từ nhiều năm nay, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực triển khai mô hình bệnh viện không giấy tờ.

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường
Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường

Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không.