Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hơn 26 tỷ USD nợ bảo lãnh: Chủ yếu là DN nhà nước

Báo cáo tổng hợp tình hình bảo lãnh chính phủ năm 2017 của Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ quy đổi là hơn 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài chiếm tới 84,1%.

Hơn 26 tỷ USD nợ bảo lãnh: Chủ yếu là DN nhà nước - Hình 1

Nhà nước gánh nợ thay cho Dự án NM Giấy Phương Nam?

Siết chặt nợ bảo lãnh

Theo Bộ Tài chính, công tác cấp bảo lãnh chính phủ trong năm 2017, đã được quản lý chặt chẽ. Chính phủ không cấp bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án vay vốn trong nước và nước ngoài. Một số DN đã chủ động tái cơ cấu danh mục nợ được Chính phủ bảo lãnh, thực hiện trả nợ trước hạn... Vì vậy, dư nợ bảo lãnh đến cuối năm 2017 đã giảm xấp xỉ 500 triệu USD so với 2016.

Báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ là hơn 26 tỷ USD, chủ yếu là bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài. Trong đó, số nợ gốc là hơn 12,5 tỷ USD, giảm so với năm 2016.

Năm 2017, các dự án bảo lãnh vay trong và ngoài nước đều trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Có 4 dự án đã kết thúc trả nợ nước ngoài, 4 khoản vay đã thực hiện trả nợ trước hạn với trị giá hơn 100 triệu USD (NH Phát triển Việt Nam, Vietnam Airlines và 2 khoản vay của VALC).

Trong số các dự án được vay vốn Chính phủ bảo lãnh, ngành điện được vay nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ (63,82%). Bộ Tài chính đánh giá các dự án đầu tư nguồn điện được bao tiêu sản phẩm đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt so với các lĩnh vực khác. “Việc tập trung bảo lãnh cho một số ít DN với trị giá vay lớn, sẽ làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề về tài chính”, Bộ Tài chính lưu ý.

Tuy nhiên, năm 2017, Quỹ tích lũy trả nợ vẫn phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền là 7,61 triệu Euro, nâng tổng trị giá ứng tiền lên 75 triệu Euro. Nguồn thu hồi cho Quỹ tích lũy trả nợ, dự kiến từ việc bán thanh lý tài sản dự án NM Giấy Phương Nam.

Hơn 26 tỷ USD nợ bảo lãnh: Chủ yếu là DN nhà nước - Hình 2

Nợ được Chính phủ bảo lãnh chủ yếu dành cho các DN nhà nước

8 dự án diện khó khăn

Bộ Tài chính nêu rõ 8 dự án được Chính phủ bảo lãnh vay, đang trong diện khó khăn.

Trong đó, 3 dự án nhóm A (nhóm đã phục hồi SXKD và đang trả nợ) là Giấy Việt Trì, Xi măng Sông Thao, Xi măng Thái Nguyên. Hai dự án nhóm B (nhóm đang tái cơ cấu tài chính và đang phải vay Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ nước ngoài) là Xi măng Hạ Long, Xi măng Đồng Bành.

Hai dự án nhóm C (nhóm đã tái cơ cấu nợ vay quỹ tích lũy, nợ vay các NH trong nước nhưng vẫn còn khó khăn, rủi ro cao trong việc bảo đảm khả năng trả nợ) là Công ty CP Mía đường Sông Con và Thủy điện Xekaman 3. Một dự án thuộc nhóm D (nhóm “đặc biệt nguy hiểm”) là NM Giấy Phương Nam đang nằm “đắp chiếu” với khoản nợ từ năm 2008 đến nay.

Đối với các lĩnh vực quan trọng, dư nợ bảo lãnh ngành điện hiện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ (63,82%).

Bộ Tài chính đánh giá các dự án đầu tư nguồn điện được bao tiêu sản phẩm đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt so với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, việc tập trung bảo lãnh cho một số ít DN với giá trị vay lớn tạo nên tỷ trọng dư nợ lớn trong danh mục, sẽ làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề về tài chính.

Dự án ngành điện gặp khó khăn dài hạn trong vận hành và trả nợ được nhắc đến là Xekaman 3 của Công ty CP Điện Việt Lào, do bị sự cố địa chất bất khả kháng và vẫn đang trong quá trình khắc phục. Công ty hiện gặp khó khăn trong thu xếp vốn cho việc khắc phục cũng như trả dần các khoản nợ quá hạn với các bên cho vay.

Với lĩnh vực xi măng, Bộ Tài chính cho hay, dư nợ vay Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ được Chính phủ bảo lãnh là 204,6 triệu USD. Trong đó, Dự án Xi măng Hạ Long không trả được nợ từ năm 2012 - 2015 và đã phải vay tạm ứng quỹ để trả nợ nước ngoài với tổng số tiền 52 triệu Euro. Dự án này, nợ quá hạn hơn 23 triệu Euro và đang âm vốn 2.000 tỷ đồng, các chỉ số thanh toán ở mức rất thấp, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Nhìn nhận cơ chế bảo lãnh Chính phủ sẽ đẩy nợ công tăng cao, uy hiếp các chỉ số an toàn nợ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, sau khi dừng cấp bảo lãnh Chính phủ với vay nước ngoài, nhà nước cần có giải pháp giải quyết tốt các món nợ cũ, tránh thất thoát.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, bất cập của việc Chính phủ bảo lãnh vay nằm ở chỗ các dự án được bảo lãnh phần lớn thuộc DN nhà nước làm ăn thua lỗ, hiệu quả kinh tế thấp. Dù DN không đòi thì Chính phủ vẫn phải gánh áp lực trả nợ trong bối cảnh ngân sách vô cùng khó khăn. Giải pháp hợp lý với những trường hợp này là nhà nước đốc thúc DN tìm phương án phục hồi sản xuất, trả nợ, thay vì lo trả nợ thay.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, giá dầu thế giới tiếp đà tăng do lo ngại nguồn cung có thể bị thắt chặt.

Giá vàng hôm nay 27/4: Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 27/4: Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng

Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (27/4), vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng. Dự báo giá vàng thế giới có nguy cơ chịu mức giảm mạnh hàng tuần, sau khi sụt giảm từ mức cao gần kỷ lục trong 5 phiên qua.

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".