Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nợ của Doanh nghiệp nhà nước lên tới 1,6 triệu tỷ đồng

Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD).

Nợ của Doanh nghiệp nhà nước lên tới 1,6 triệu tỷ đồng - Hình 1

Sáng 28/5, Đại diện Đoàn giám sát trình bày trước Quốc hội kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.

Báo cáo chỉ ra nhiều mặt tích cực nhưng cũng có các hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016.

Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.

Theo đánh giá, DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo nhận xét của Đoàn giám sát, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 đã "từng bước được hoàn thiện" và không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực của khối doanh nghiệp này trong thời gian qua.

Có những doanh nghiệp có năm đạt tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 vẫn nộp NSNN 147.941 tỷ đồng, Viettel nộp NSNN 131.400 tỷ đồng...”.

Tuy nhiên, "hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mặc dù vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; vẫn còn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội", báo cáo nêu.

Báo cáo của Quốc hội cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và một số vi phạm. Cụ thể, hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011-2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp NSNN có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ gần 1,3 triệu tỷ đồng lên hơn 1,6 triệu tỷ đồng); chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Đáng nói là tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011, từ mức 1,2 triệu tỷ đồng lên trên 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD).

Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%); hiệu quả đầu tư của khối DNNN cũng đạt thấp so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Lũy kế tính đến 31/12/2016, doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD - tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện.

Việc cơ cấu lại một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu hồi vốn của Nhà nước từ các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm, hậu quả nghiêm trọng.

Bảo Ngọc T/h

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nam: Tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Hà Nam: Tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam) vừa tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bình Định: Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Osaka, Nhật Bản
Bình Định: Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Osaka, Nhật Bản

Ngày 2/6, tại TP Izumisano, phủ Osaka (Nhật Bản), diễn ra buổi làm việc giữa Đoàn công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) tỉnh Bình Định (Việt Nam) với lãnh đạo TP. Izumisano (Osaka). Tại buổi làm việc, Thị trưởng TP. Izumisano xác định: Sẽ cùng các doanh nghiệp của thành phố này đến TP. Quy Nhơn tham dự Hội nghị XTĐT - các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Định.

Lực lượng hải quan Quảng Trị liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy
Lực lượng hải quan Quảng Trị liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy

Lực lượng hải quan Quảng Trị vừa liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy - lập chiến công đặc biệt xuất sắc ngay trong ngày đầu tiên triển khai kế hoạch về "Tháng hành động phòng chống ma túy".

Công ty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn bị xử phạt 70 triệu đồng
Công ty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn bị xử phạt 70 triệu đồng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính của bộ phận khám chữa bệnh. Trong đó, Công ty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn (Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn) bị xử phạt 70 triệu đồng, cùng 6 cơ sở, cá nhân khác vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

Cà Mau: Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Cà Mau: Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tỉnh Cà Mau năm 2023.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ nguyên mức sàn học phí năm học 2023 - 2024
TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ nguyên mức sàn học phí năm học 2023 - 2024

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định 81).