Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng chưa tương xứng với tình hình thực tế

Công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng kém chất lượng của một số huyện và ngành chức năng hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng so với thực tế đang diễn ra trên thị trường.

Đó là một trong những tồn tại được BCĐ 389 tỉnh Bắc Giang thẳng thắn chỉ ra. Bên cạnh đó, còn khó khăn như: Các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả biên chế mỏng, kiêm nhiệm nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau. Trong khi chế độ đãi ngộ thấp; trang thiết bị phục vụ công tác ở một số huyện cũ, lạc hậu chưa được thay thế, bổ sung kịp thời; Chất lượng công tác điều tra, trinh sát, nắm bắt thông tin còn hạn chế nên vẫn còn hiện tượng bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng hóa nhưng không có sai phạm gì hoặc sai phạm rất nhỏ. Chưa phát hiện, xử lý được nhiều những vụ việc có quy mô lớn, giá trị cao về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn; Việc chủ động phối hợp giữa các ngành chức năng với ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố chưa nhiều, chất lượng chưa cao.

Kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng chưa tương xứng với tình hình thực tế - Hình 1

Một địa điểm kinh doanh xăng dầu kém chất lượng ở Bắc Giang do Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia chỉ đạo các lực lượng phát hiện và xử lý. Ảnh: TH

Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn vẫn có những diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn các đối tượng vi phạm tiếp tục sử dụng để đối phó với lực lượng chức năng là: Trà trộn hàng hóa có giá trị vào lô hàng thông thường; cải tạo, gia cố, thay đổi kết cấu thành, thùng xe chở khách, xe du lịch để cất giấu, vận chuyển hàng hóa,...

Trên thị trường nội địa: Tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... vẫn còn diễn ra, tập trung vào nhóm hàng: đồ chơi trẻ em có tính bạo lực, vải may mặc, khoáng sản, mỹ phẩm, mỳ chính và bao bì,... Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng là: Sử dụng nhãn hàng hóa “nhái” theo nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua sản phẩm; tìm mua các loại hàng hóa, nguyên liệu bán thành phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tổ chức đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, dán nhãn và cung cấp ra thị trường; các sản phẩm này được bầy bán lẫn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ do nhận thức, hiểu biết của người dân còn hạn chế, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người tiêu dùng.

Tình trạng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch thú y trên địa bàn tỉnh năm qua đã giảm nhiều so với các năm trước, nhất là gà thịt thải loại của Trung Quốc cơ bản không còn. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm giống, sản phẩm động vật nhập lậu, không kiểm dịch thú y vẫn diễn ra trên thị trường nhưng không có điểm nóng xảy ra trên địa bàn.

Nguyên nhân là do: Lợi nhuận của việc buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả quá lớn là động lực khiến các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả sử dụng mọi thủ đoạn để đối phó với các lực lượng chức năng;

Kinh phí cho công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ít không đủ mua sắm, sửa chữa thay thế phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác, biên chế công chức làm nhiệm vụ không được tăng thêm;

Nhận thức về chất lượng hàng hóa của người dân và ý thức bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả chưa tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, xử lý. Thậm trí có doanh nghiệp muốn ém thông tin vì sợ người tiêu dùng “tẩy chay” các sản phẩm của mình.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tiếp tục tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp…

Do vậy, các lực lượng chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; Công khai các vụ vi phạm, các đối tượng vi phạm, thủ đoạn, mánh khóe của chúng, đồng thời đưa tin những gương người tốt việc tốt và các trường hợp vi phạm trong thực thi ccông vụ;

Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao không gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp làm ăn chính đáng;

 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức thực thi công vụ, kiên quyết chống tham nhũng lãng phí, bảo kê cho đối tượng vi phạm và tiêu cực khác;

Các ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cụ thể phù hợp với ngành và địa phương quản lý. Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực bán hàng đa cấp; hàng hóa là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; xăng dầu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng;

Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung giám sát thị trường không để tình trạng tăng giá bất hợp lý, không để xảy ra kinh doanh hàng cấm trên địa bàn; kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, như: Thuốc lá, rượu, bia, bánh, kẹo, hoa quả, thực phẩm, gia súc, gia cầm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường tại các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa để kiểm soát chất lượng hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm;

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, đảm bảo chính xác, kịp thời, chủ động chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng và các huyện, thành phố để nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, đặc biệt là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.

 Theo BCĐ389

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.