Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh hoàng với những cơ sở sản xuất TPCN tạm bợ

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) ở nước ta đang được sản xuất ồ ạt, thậm chí là quảng cáo như thần dược. Tuy nhiên, trong số hơn 1.000 cơ sở chuyên sản xuất TPCN trong nước thì phần lớn đều có quy mô nhỏ, nhiều doanh nghiệp chỉ có một phòng tại khu tập thể, trang bị vài máy dập viên, máy nghiền...

Kinh hoàng với những cơ sở sản xuất TPCN tạm bợ - Hình 1

Nhiều cơ sở sản xuất TPCN chỉ thuê một phòng nhỏ, máy móc gần như không có gì

Ngày 26/9, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đưa thông tin cảnh báo cho biết, ở giai đoạn đầu khi có thực phẩm bảo vệ sức khỏe (gọi chung là TPCN), phần lớn sản phẩm phục vụ thị trường trong nước đều nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế, với 65% đến 70% TPCN trên thị trường.

Lãnh đạo Cục ATTP nhấn mạnh, sự phát triển của thị trường và nền sản xuất TPCN trong nước là tín hiệu tích cực, song vấn đề là sự phát triển về số lượng không đi cùng với chất lượng, gây ra tình trạng bát nháo.

Thống kê của Cục ATTP cho thấy, cả nước hiện có hơn 1.000 cơ sở chuyên sản xuất TPCN. Song qua kiểm tra thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ có một phòng tại khu tập thể, lắp điều hòa, trang bị vài máy dập viên, máy nghiền cũng là cơ sở sản xuất TPCN; thậm chí nhân lực tham gia sản xuất còn không có chút kiến thức chuyên ngành nào...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP nhấn mạnh, sản xuất trong điều kiện như vậy cho nên chất lượng TPCN chắc chắn không bảo đảm, quyền lợi của người tiêu dùng chắc chắn bị ảnh hưởng. Hơn nữa, thực trạng này còn tạo ra mất công bằng trong hoạt động thương mại giữa chính các cơ sở sản xuất TPCN.

Trước thực trạng đó, Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP đã quy định, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản TPCN phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) thì mới được tiếp tục sản xuất, nếu không sẽ phải đóng cửa. Dự kiến trong hàng nghìn cơ sở sản xuất TPCN trên cả nước hiện nay, đến 1/7/2019, chỉ có khoảng 200-300 cơ sở đạt GMP.

Ông Phong cho biết thêm, để giúp doanh nghiệp thực hiện lộ trình đạt tiêu chuẩn GMP, Cục ATTP đã thành lập tổ tư vấn, hướng dẫn và trực tiếp thẩm định. Tổ công tác đang phối hợp với các hiệp hội và địa phương để tập huấn cho doanh nghiệp về lĩnh vực này.

Bảo Ngọc(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.