Cụ thể, theo Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian qua, trên một số website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo. Danh sách bao gồm:

1.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Phục vị an, Dr Hepogan, Dr Centinmax, Dr Hecmen của Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế VIC quảng cáo trên các website voila-blog.com, hoclam.me; sendo.vn, thuoctructuyen.vn, nhathuocngocanh.com, thegioithuoc.net, facebook.com/phucvian;

2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dạ dày Center, Immune Center Baby Plus tăng cường miễn dịch, Siro Ho cảm Center, Táo bón Center, Center Baby Plus tăng cường hấp thu, Trĩ Center, Collagen sáng hồng Center, Center Nano Curcumin Gold, Gan Center, Bài sỏi Center, Center Woman, Khớp Center Nanofrance, Brian’s Center của Công ty Cổ phần thương mại Center: TPBVSK quảng cáo trên các website: ehoppital.vn, test-vezo.entrustlab.com, voila-blog.com, nhathuocviethuong.vn, nhathuocuytin.vn, nutrifit.vn, sendo.vn,nhathuocquan9.com, webmedi.info, nhathuoclongchau.com, demo2.toannang.com.vn; nhathuocchibao.wixsite.com;Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế: Điểm mặt hàng loạt website quảng cáo thực phẩm chức năng sai phạm - Hình 1

3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Galiactogil Lactation của Văn phòng đại diện Tedis tại TP. Hồ Chí Minh quảng cáo trên các website: nhathuocviet.vn, sieuthihangnhap.com và sendo.vn;

4. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà giảm cân Kingphar Slim của Công ty Cổ phần Kingphar Việt Nam quảng cáo trên các website thegioithuoc.net, nhathuockimthuong.com và webtretho.com;

5. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipid Cleanz của Công TNHH Dược phẩm Á Âu quảng cáo trên website momautang.com;

6. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shogodensetsu  của Công ty TNHH các giải pháp Liên Nhật-Việt quảng cáo trên các website: duocphambogan.com và hangnhatchuan.vn;

7. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sinh lực Hoa Viên của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoa Viên quảng cáo trên website nhathuocphuonghanh.com và facebook.com/voila.blog.vn/posts

8. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống của Công ty Cổ phần Trung Mỹ quảng cáo trên website benhmachvanh.com.

Qua xác minh, Cục ATTP cho biết, các website nêu trên không phải do Công ty sở hữu công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thực hiện. Do đó, các sản phẩm đã nêu đang quảng cáo tại các website trên không đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Cục ATTP khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi lựa chọn, mua và sử dụng sản phẩm trên các trang website/internet.

Trước đó, trong tháng 7, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt tới 7 doanh nghiệp, vì quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng quy định.

Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 07 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, với tổng số tiền phạt là 257.500.000đồng.

Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, và phải cải chính thông tin theo quy định.

Đáng chú ý, sau khi bị xử phạt, có website vi phạm đã dừng hoạt động. Chẳng hạn như website của Công ty CP XNK Thiết bị Y tế Sao Việt – địa chỉ tại số 9, ngách 100, ngõ 164 đường Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội – đã dừng hoạt động.

Vi phạm của Công ty CP XNK Thiết bị Y tế Sao Việt là quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe GINKOMEGA3 trên website duocphamcg.... mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế: Điểm mặt hàng loạt website quảng cáo thực phẩm chức năng sai phạm - Hình 2

Hải Đăng