Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tạo dựng cơ hội thị trường mới cho ngành dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nếu tính từ khi mớ

(THCL) _ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nếu tính từ khi mới có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ có 20% là của người Việt Nam thì đến năm 2014, con số này là trên 50% (bao gồm giá trị nguyên phụ liệu ở trong nước và các giá trị gia tăng khác).

Cũng theo đó, xuất khẩu dệt may năm 2014 của Việt Nam nhiều khả năng đạt 24,5 tỷ USD, tăng trên 19% so với năm 2013 và là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua.

Nhiều khó khăn, thách thức

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa xây dựng được thương hiệu.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2014, xuất khẩu dệt may có thể chạm mốc 24,5 tỷ USD, mang lại thặng dư thương mại 12 tỷ USD. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong việc định hướng chiến lược sản xuất, chọn lựa thị trường ngách để phát triển. Tăng tỷ lệ nội địa hóa - chính là một trong những yếu tố giúp tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng của hàng Việt Nam trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam…, để tận dụng được cơ hội này, các DN dệt may phải đối mặt với nhiều thách thức. Một khó khăn lớn đó là khi bán sản phẩm dệt may ra thị trường, các nhà bán lẻ, nhập khẩu và cung ứng sản xuất phải đáp ứng các quy định pháp lý của quốc gia nhập khẩu như yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quản lý hóa chất, trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường... Ngoài ra, tại một số thị trường còn phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung như nhãn sinh thái, nhãn xanh, nhãn tiết kiệm năng lượng...

Chẳng hạn, khi DN dệt may làm FOB (tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế sản xuất), thậm chí là cả OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối), thì trách nhiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước đây vốn thuộc về các nhà mua thì nay, sẽ trở thành trách nhiệm của chính DN. Theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas, khó khăn lớn nhất của dệt may để đi đến ODM, OBM, không phải vấn đề tài chính mà là con người, đặc biệt là đội ngũ thiết kế. Để DN phát triển theo ODM và OBM, cần phải hướng vào đào tạo đội ngũ thiết kế, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo để họ có quyết tâm và xác định được hướng đi phù hợp.

Cần có giải pháp hữu hiệu

Trước khó khăn này, ông Lê Tiến Trường khẳng định, dệt may là một trong những ngành hội nhập nền kinh tế thị trường sớm nhất. Hai mươi năm qua, dệt may Việt Nam đã cạnh tranh công bằng với các quốc gia khác mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của Nhà nước. Do đó, trước thềm hội nhập, bản thân các DN đều đã chủ động tìm hiểu thuận lợi, thách thức từ các hiệp định sắp được ký kết và đang chuẩn bị các giải pháp để đón đầu cơ hội.

Công tác kiểm nghiệm sản phẩm dệt may cũng là yếu tố rất quan trọng. Ông Nguyễn Sỹ Phương, quyền Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt trên 20 tỷ USD, trong khi chi phí dành cho kiểm nghiệm sản phẩm dệt may của các DN trong nước ở mức 15 triệu USD, chiếm 0,075%. Như vậy, tỷ trọng chi phí dành cho công tác kiểm nghiệm chất lượng/tổng kim ngạch xuất khẩu là tương đối nhỏ và rất nhỏ nếu so sánh với thiệt hại có thể xảy ra khi DN gặp phải rắc rối, do vi phạm quy định của các nước nhập khẩu.

Hiện nay, tại Việt Nam, có rất ít các trung tâm thử nghiệm chất lượng sản phẩm dệt may, trong đó, có đến 90% là các trung tâm nước ngoài. Thời gian tới, Tập đoàn Dệt may sẽ nâng cấp 2 trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Dệt may với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và sẽ có những chương trình kịp thời để đồng hành cùng các DN trong việc tuân thủ các quy định về sản phẩm dệt may. Song song với đó, Ban Kỹ thuật Công nghệ của Tập đoàn cũng sẽ tăng cường công tác thông tin đến các DN những quy định mới nhất

Hoan Nguyễn

Tin mới

Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ. 

Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội
Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang cùng cấp ngành liên quan và các địa phương rốt ráo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Sân bay Nội Bài đón lượng khách di chuyển nội địa tăng 20%
Sân bay Nội Bài đón lượng khách di chuyển nội địa tăng 20%

Trong ngày làm việc cuối cùng của kì nghỉ lễ, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã nhộn nhịp hành khách làm thủ tục, bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày.

PC Hà Nam: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
PC Hà Nam: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng 2024, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp.

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4
Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) của dân tộc Việt Nam.

Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016).