Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Để tỷ giá không còn… “bất kham”

THCL Trước áp lực phá giá của đồng NDT, tỷ giá VND/USD liên tiếp biến động, NHNN đã phải “mạnh tay” điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với xu hướng này. Theo đó, tìm một biện pháp điều hành tỷ giá hữu hiệu hơn là giải pháp quan trọng thời gian tới.

Không điều chỉnh thêm tỷ giá

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN, mức điều chỉnh tỷ giá vừa qua là đã rất mạnh rồi và NHNN đã lường trước những biến động, kể cả biến động phá giá đồng NDT và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất.

Đây là một biện pháp đi trước một bước, cho nên NHNN khẳng định, với việc điều chỉnh như vừa qua - chính là đã tạo ra vị thế cạnh tranh của VND và cũng đủ mức độ để linh hoạt, đáp ứng với những diễn biến của thị trường. Vừa qua, trên thị trường, tỷ giá biến động chủ yếu do tâm lý và có thể là do tin đồn để đầu cơ, trục lợi. Do vậy, NHNN khẳng định sẽ không tiến hành điều chỉnh tỷ giá, sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2015, cũng như những tháng đầu năm 2016.

Bình luận về việc phá giá VND thời gian qua, TS. Trần Du Lịch, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng: Điều chỉnh tỷ giá không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chắc chắn sẽ nhích lên. Tuy nhiên, trong điều kiện CPI rất thấp hiện nay, nếu tăng thêm 1% thì cũng nằm trong tầm kiểm soát chúng ta dự kiến năm nay (dưới mức 5%). Tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% và tăng biên độ giao dịch USD lên +/-3%, cũng có nghĩa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam sẽ có mức giảm từ 3 - 5% tại các thị trường XK như Nhật, EU, Mỹ… Hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam rẻ hơn, cũng có nghĩa là cơ hội và sự hiện diện của hàng Việt tại các thị trường XK có cơ hội tăng lên. XK sẽ được hỗ trợ khi điều chỉnh tỷ giá.

Trước những điều chỉnh tỷ giá dồn dập gần đây của NHNN, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh bình luận: Nếu NHNN bị sức ép bởi các chuyên gia kinh tế, tiếp tục phá giá VND có thể dẫn đến sự hoang mang của người gửi tiền tiết kiệm, khi người dân rút tiền tiết kiệm để “trú ẩn” vào kênh USD và vàng thì tiết kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ, khi đó sẽ kéo nền kinh tế suy trầm...

Để đánh giá tác động của điều chỉnh tỷ giá đến tăng trưởng, phải nhìn vào cấu trúc kinh tế của Việt Nam. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn kỳ vọng phá giá VND có thể thúc đẩy XK, giảm NK, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng nền kinh tế Việt Nam chủ yếu gia công, phụ thuộc vào nguyên vật liệu NK (riêng thị trường Trung Quốc, NK đã tới 90%). Khi điều chỉnh tỷ giá, chúng ta thấy giá NK có thể tăng lên, song vẫn phải NK hàng hóa đó, khiến chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Về XK, khu vực kinh tế trong nước đóng góp không lớn, chủ yếu là của khu vực DN FDI.

Thay đổi cách điều hành tỷ giá?

Mặc dù đã phản ánh được cung - cầu của thị trường, nhưng về cơ bản, chế độ tỷ giá tại Việt Nam vẫn xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá. Sự lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào đồng USD với nhiều lần điều chỉnh tỷ giá chính thức hoặc điều chỉnh biên độ đã được thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, liệu cơ chế này có phải là tối ưu đối với Việt Nam hay không thì còn nhiều tranh luận.

Theo nghiên cứu của Nhóm chuyên gia Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh tại Tọa đàm chính sách tỷ giá cho Việt Nam của Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 25/8, việc neo tỷ giá cố định ở một số thời điểm - đã giúp ổn định được thị trường ngoại hối, làm giảm hiện tượng đầu cơ và đô la hóa, hạn chế rủi ro thanh khoản đối với nợ nước ngoài, đặc biệt là neo được kỳ vọng lạm phát và hạn chế được hiện tượng NK lạm phát.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cơ chế tỷ giá này lại khiến VND lên giá thực mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế và gây thâm hụt thương mại lớn. Ngoài ra, cơ chế neo tỷ giá cố định không theo tín hiệu thị trường, nhiều khi còn làm cho nguồn lực của nền kinh tế không được phân bổ một cách hiệu quả, gây khó khăn và bất ổn cho các hoạt động kinh tế.

PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Trong thời kỳ bất ổn, tỷ giá phải được giữ nguyên để kiểm soát lạm phát, nhưng chúng ta lại không làm được điều này, mà phải phá giá. Hành động này giống như đổ thêm dầu vào lửa. Ngoài ra, tỷ giá tăng dẫn đến tình trạng “đô la hóa” tăng mạnh, nếu thị trường có lên có xuống, có mua bán với khối lượng lớn thì đầu cơ sẽ bớt đi.

Ngoài ra, theo chuyên gia Phạm Thế Anh, nếu NHNN cứng nhắc cam kết không phá giá quá 2% thì rất rủi ro, bởi vì khi không thực hiện được cam kết, sẽ làm giảm tín nhiệm và độ tin cậy, hiệu quả của chính sách tiền tệ. Cam kết 1 biến số mà không kiểm soát được hoàn toàn là rất rủi ro đến tín nhiệm. Vì tỷ giá không chỉ phụ thuộc vào nền kinh tế Việt Nam, mà còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trong khi đó, chúng ta không kiểm soát được các biến số bên ngoài, ví dụ như Trung Quốc phá giá đồng NDT vừa qua.

Tìm một… “mỏ neo” khác?

Nhóm tác giả Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh khuyến nghị: Tương tự như các nước trong khu vực sau khủng hoảng kinh tế tài chính 1997 - 1998, cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, có thể là sự lựa chọn tốt nhất đối với Việt Nam lúc này. Khác với cơ chế neo tỷ giá hiện nay, trong cơ chế thả nổi có quản lý, NHNN sẽ không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm; tỷ giá thương mại hằng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH và/hoặc các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để làm mềm dao động của tỷ giá.

Nhưng để chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát thực sự phát huy tác dụng, nâng cao uy tín của VND, Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện nhất định. Từ bỏ cơ chế neo tỷ giá - tức là NHNN sẽ không còn công bố lộ trình thay đổi của tỷ giá. Điều này sẽ khiến cho tỷ giá không còn đóng vai trò là “mỏ neo” kỳ vọng của khu vực tư nhân trong trường hợp cần chống lạm phát. Khi đó, NHNN cần phải tìm một “mỏ neo” khác để thực thi các chính sách tiền tệ. Một “mỏ neo” mới mà NHNN các nước hiện đang tìm đến đó là kiểm soát lạm phát theo mục tiêu định trước. Tuy nhiên, việc theo đuổi chính sách kiểm soát lạm phát mục tiêu, đòi hỏi NH trung ương phải độc lập. Tức là, nó phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc công khai, không bị tác động bởi các chính sách tài khóa và các tổ chức kinh tế, tài chính trên thị trường

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng nên cân nhắc chuyển sang cơ chế thả nổi có kiểm soát, vì sẽ đỡ nhiều chi phí. Nhìn việc Trung Quốc phá giá đồng NDT thời gian qua, nếu đúng NH Nhân dân Trung Quốc chuyển sang tỷ giá thả nổi, thì đó là bước đi chủ động của Trung Quốc bởi họ ý thức được khi phá giá sẽ gây ra chi phí cực lớn cho nền kinh tế. Nhưng với giá phải trả như vậy, họ chuyển sang cơ chế tỷ giá mềm hơn, có khả năng tiên đoán nhiều hơn thì đó là giá rất đáng. Nếu như không có bước đi mạnh dạn hơn, theo cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, tiếp tục duy trì kiểu NHNN cam kết thì rõ ràng, chúng ta lại tiếp tục tạo ra một cơ chế kìm nén. Có thể nửa năm sau bất ổn qua đi, chúng ta lại về biên độ 1 - 2%, thì đến 2017 - 2018, lại phá giá mạnh hơn - sẽ là điều bất ổn. Đây là cơ hội tốt nên kiên định và đi nhanh hơn theo hướng tạo dựng một môi trường tỷ giá thả nổi có quản lý

PGS. TS. Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Tác động của điều chỉnh tỷ giá đến nền kinh tế rất phức tạp. Khi phân tích tác động này, chúng ta phải chia làm nhiều mảng khác nhau như nợ công, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, lạm phát trong nước… Liệt kê các tác động cơ bản, tỷ giá đến nợ nước ngoài không đáng kể.

Bùi Quyền (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.