Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhật cảnh báo tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Mặc dù đã được nâng lên "tầm cao mới" nhưng mối quan hệ Mỹ-Trung đang có dấu hiệu bất ổn-tờ The Asia-Pacific Journal: Japan Focus của Nhật vừa cảnh báo.

THCL - Mặc dù đã được nâng lên "tầm cao mới" nhưng mối quan hệ Mỹ-Trung đang có dấu hiệu bất ổn-tờ The Asia-Pacific Journal: Japan Focus của Nhật vừa cảnh báo.

Mối quan hệ mới bất ổn của những cường quốc

Mới đây, giáo sư chính trị học Mel Gurtov ở ĐH Portland, Mỹ đã công bố nghiên cứu công phu mang tên New type of great-power relationship (Mối quan hệ cường quốc mới).

Cập nhật về mối quan hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc mà theo tác giả, không có gì đảm bảo mặc dù được cả hai cùng nói đưa lên "tầm cao mới".

Nhật cảnh báo tương lai quan hệ Mỹ - Trung - Hình 1

Chu Ân Lai tiếp Nixon trong mối quan hệ ngoại giao bóng bàn tháng 4/1971.

Trong các cuộc gặp song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi đây là mối quan hệ mới của những cường quốc. Cách gọi này của ông Tập là nhằm nhấn mạnh đến mối quan hệ mới sau khi Tổng thống Mỹ Obama đưa ra những đề suất kèm theo những điều cần giải thích.

Tại cuộc họp tháng 6 và tại hội nghị G20 tổ chức tại St. Perterburg Nga hồi tháng 9/2013, ông Obama và Tập Cận Bình đều thống nhất tiếp tục xây dựng mối quan hệ giữa các nước lớn cho dù còn những bất đồng chưa giải quyết được.

Thậm chí, phía Mỹ còn ca ngợi Trung Quốc là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phát triển hòa bình và ổn định của khu vực lẫn thế giới.

Tổng thống Mỹ, Obama gọi đây là mối quan hệ "mới", tuy nhiên dư luận vẫn chưa hiểu hết cách nói của ông Obama về cái "mới" ở đây là gì dù thực tế mối giao bang giữa hai cường quốc đang có chiều hướng xấu đi, nhất là gần đây Trung Quốc đưa ra áp dụng chiêu bài bá quyền cũ rích.

Nhận định về mối quan hệ "mới" nêu trên, Zhang Tousheng, chuyên gia phân tích người Trung Quốc viết:

"Thay vì dựa vào bình đẳng và cùng có lợi, mối quan hệ Mỹ-Trung đang có những dấu hiệu phá vỡ những gì được coi là truyền thống, mặc dù bình đẳng cùng có lợi được xem là 1 trong 5 nguyên tắc trụ cột trong ngoại giao của Trung Quốc kể từ năm 1949".

Trung Quốc bắt đầu không hài lòng với Mỹ và mong được đối xử bình đẳng chứ không còn lệ thuộc vào Mỹ như trong quá khứ. Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu được đối xử phù hợp, không muốn theo công thức C-2 đồng trị với Mỹ trong các vấn đề quan trọng của thế giới, có nghĩa, cùng tư vấn, cùng phối hợp.

5 trở ngại Trung Quốc phải vượt qua

Theo giới phân tích, để thực hiện được sự bình đẳng theo công thức G-2 thì có ít nhất 5 trở ngại dưới đây Trung Quốc phải vượt qua:

Một, trách nhiệm quốc tế mà phía Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đáp ứng, Trung Quốc phải trở thành một cổ đông có trách nhiệm quốc tế (fuzeren de liyi xiangguanzhe), tức Trung Quốc phải có năng lực và đảm nhận được chức năng này và hỗ trợ Mỹ giải quyết những điểm nóng thế giới như sự kiện hạt nhân của Bắc Triều Tiên, vấn đề hạt nhân ở Iran, chính sách kinh tế toàn cầu vv...

Thậm chí, Mỹ còn nhấn mạnh sự lớn mạnh của Trung Quốc phải đồng nghĩa với sự ổn định hòa bình thế giới, vấn đề cốt lõi đang được dư luận quan tâm. Nếu chỉ có hợp tác và có lợi mà không có trách nhiệm cũng sẽ gây phiền hà cho nhân loại.

Gần đây Mỹ còn yêu cầu phía Trung Quốc giải thích vai trò "nước lớn" của họ tại Biển Đông và vùng Biển Nhật Bản, đồng thời phản đối kịch liệt việc áp dụng cấm vận đối với Triều Tiên và Iran, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề năng lượng mà Trung Quốc cố tình lảng tránh.

Tuy đưa ra mô hình quan hệ "mới" nhưng Mỹ muốn nhắc khéo Trung Quốc về vai trò "anh cả" mà Trung Quốc muốn được chơi ngang bằng và dân chủ với Mỹ.

Nhật cảnh báo tương lai quan hệ Mỹ - Trung - Hình 2

Mỹ yêu cầu TQ cứng rắn hơn với vấn đề hạt nhân của sự kiện hạt nhân của Bắc Triều Tiên .

Hai, để xây dựng mối quan hệ mới này, đặc biệt khi Trung Quốc muốn trở thành một nước lớn, Trung Quốc không chỉ thích trở thành một "cường quốc" mà còn muốn làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong khi thừa nhận Mỹ có ảnh hưởng lớn ở Đại Tây Dương thì Trung Quốc lại không thừa nhận ưu thế của Mỹ ở châu Á và Tây Thái Bình Dương mà Trung Quốc lại coi Mỹ là cái gai cản trở sự phát triển của Trung Quốc ở khu vực.

Chính điều này Mỹ đã coi thường Trung Quốc, đặc biệt là trách nhiệm quốc tế của một nước lớn. Ngược lại với Trung Quốc, Mỹ lại tự tuyên bố mình đứng đầu thế giới tự do, ủng hộ tự do, dân chủ, có quyền và trách nhiệm đến vấn đề chính trị nội bộ của các quốc gia khác.

Trong khi Trung Quốc ưu tiên phát triển, giữ gìn trật tự nội bộ thì Mỹ lại tập trung vào việc triển khai quân sự trên toàn thế giới.

Chính vì vậy mà Mỹ nghi ngờ những tuyên bố thậm chí cả tham vọng của Trung Quốc nên trong khi tán thưởng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thì một số giới chức kinh tế, chính trị Mỹ lại không tin tưởng vào những gì Trung Quốc đạt được, thậm chí còn cho rằng đây là những con số mang tính "thành tích".

Nhật cảnh báo tương lai quan hệ Mỹ - Trung - Hình 3

Thay vì chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt những cuộc chiến mới .

Ba, di sản còn tồn tại từ thời chiến tranh lạnh, đặc biệt Trung Quốc thường xuyên coi Mỹ là người đã sáng tạo ra chiến tranh lạnh và nay lại muốn tạo ra thêm một cuộc chiến tranh lạnh mới (Guoj geju).

Người Trung Quốc muốn tìm một trật tự thế giới mới, một thế giới hài hòa, và không chịu lép vế trước Mỹ. Thay vì chiến tranh lạnh, người Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt những cuộc chiến mới như chiến tranh không gian mạng như từng thấy ở Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ trên biển lẫn trên đất liền, xây dựng khu vực nhận dạng phòng thủ trên không (ADZ)...

Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng tìm kiếm giải pháp hòa bình nhưng hệ tư tưởng của người Trung Quốc coi Mỹ là thù phạm gây ra chiến tranh lạnh vẫn còn rơi rớt. Phía Mỹ không chấp nhận sự ngang bằng với Trung Quốc như chấp nhận sự ngang bằng với Liên Xô trước đây, thậm chí sự ngang bằng này đã làm Mỹ khó chịu.

Bốn, các vấn đề có liên quan đến thông tin liên lạc giữa 2 quốc gia. Để xác định trách nhiệm quốc tế hai bên đã đưa ra nhiều thuật ngữ, cách gọi nhưng chưa bên nào thống nhất.

Ngay cả khi việc "tự do dân chủ" "bảo vệ quyền con người" giữa Trung Quốc và Mỹ cũng chưa thống nhất. Chính những trở ngại này đã làm cho các nhà báo Mỹ làm việc tại Trung Quốc đã gặp phải không ít khó khăn.

Năm, sự mất cân bằng về quân sự, mặc dù giới phân tích Mỹ xem Trung Quốc đang bắt kịp khả năng quân sự với Mỹ nhưng chỉ số sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn còn kém xa Hoa Kỳ, kể cả vũ khí hạt nhân, lẫn các loại vũ khí thông thường (thực tế lẫn tiềm năng).

Và Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc thực hiện việc hiện đại hóa quân đội bất chấp việc phải chi một khoản ngân sách khổng lồ bởi Mỹ đã rút ra nhiều bài học từ thời chiến tranh lạnh.

Giải pháp tương lai ?

Với 5 trở ngại nói trên, việc xây dựng mối quan hệ mới mà ông Tập Cận Bình đưa ra là một vấn đề thông minh và tế nhị. Việc đưa ra một mô hình quan hệ Mỹ- Trung đi theo hướng nào là quyền của mỗi quốc gia, song trong bối cảnh lệ thuộc lẫn nhau đã trở thành quy luật của sự tồn tại và phát triển thì cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều phải quan tâm đến tiêu chí hòa bình hữu nghị, chứ không phải theo đuổi chính sách bá quyền.

 

Nhật cảnh báo tương lai quan hệ Mỹ - Trung - Hình 4

Muốn trở thành cường quốc,Trung Quốc hãy dẹp ngay những hành động gây căng thẳng tại biển Đông như hiện nay.

 Cũng phải nói thêm rằng, ngay cả Mỹ hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, cả trong nước lẫn ở nước ngoài thì Mỹ cũng không thể một mình làm được mọi thứ. Chính vì vậy mà mỗi nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình để chia xẻ, theo đuổi mô hình hợp tác tôn trọng và các bên cùng có lợi.

Riêng Trung Quốc muốn trở thành cường quốc cũng phải làm tốt bổn phận của mình, trong đó có cả vai trò giữ gìn hòa bình lẫn vai trò phát triển, trách nhiệm chống khủng hoảng cho đến chống biến đổi khí hậu giống như Mỹ và các cường quốc khác đã làm. Lịch sử cho thấy nếu mối quan hệ giữa các cường quốc được duy trì tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc bảo toàn an ninh và ổn định chính trị tại khu vực lẫn trên quy mô toàn cầu.

Ngọc Anh - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới
NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông Ranjit Prithviraj Thambyrajah làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro- Mã chứng khoán: PSH) kể từ ngày 26/4/2024.

Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!
Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!

Theo các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên ăn cá 2 lần 1 tuần để giảm 36% nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống
Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Do yếu tố thời vụ, nhu cầu mua gà, vịt giống tăng cao, thời gian gần đây, QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định rõ nguyên tắc, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”
Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”

Sáng 26/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện
Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện

Nồi cơm điện - là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng nồi cơm điện như thế nào để tiết kiệm điện, thì không phải ai cũng biết...