Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch xây dựng Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC: Quyết định hợp lòng dân?

10 hộ dân xã Ba Đồng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đã gửi Đơn cầu cứu tới Thương hiệu & Công luận. Theo các hộ dân thì, việc triển khai Dự án Khách sạn 5 sao S

10 hộ dân xã Ba Đồng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đã gửi Đơn cầu cứu tới Thương hiệu & Công luận. Theo các hộ dân thì, việc triển khai Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC (do một công ty tư nhân đầu tư ngay tại thôn Ba Đồng), đã khiến họ phải lao đao

Khi người dân chưa đồng thuận…

Trong nội dung đơn thư của 10 hộ dân nêu rõ:

“… Tập thể gồm 10 hộ dân đang sinh sống và làm ăn trên mảnh đất do ông bà khai hoang để lại. Có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp như giấy đi kinh tế mới do UBND xã cấp từ tháng 3/1993, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do UBND huyện cấp năm 1996 (có ghi quyền sử dụng và quyền thừa kế cho con cháu sau này).

Đầu năm 2012, thôn Ba Đồng được quy hoạch làm khu tái định cư của tỉnh để di dời dân từ các khu vực khác đến. Riêng khu đất của 10 hộ dân không nằm trong khu vực quy hoạch nói trên. Đầu năm 2014, tỉnh phê duyệt Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC (11 ha) do công ty tư nhân đầu tư ngay tại thôn Ba Đồng, nơi có 10 hộ dân đang sinh sống. Dự án chưa được sự đồng thuận của người dân, tuy nhiên, lãnh đạo huyện và chủ đầu tư đã tiến hành kiểm kê, áp giá đền bù để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng bàn giao chủ đầu tư.  Cụ thể:

Ngày 18/4/2014, họ đã tiến hành kiểm kê và sau đó 1 ngày (19/4/2014), UBND huyện đã huy động máy móc và hơn 50 người (thuộc lực lượng hỗ trợ GPMB của huyện và xã) cho đập phá một số công trình xây dựng (nhà trọ, cổng nhà, hàng rào… được xây dựng trước năm 2012 và chưa có bất kỳ biên bản nào về việc các công trình này vi phạm), cây ăn quả, mà chưa có bất kỳ một quyết định cưỡng chế hay quyết định liên quan nào?

Khi người dân hỏi vì sao đập phá, cán bộ chính quyền trả lời “đã kiểm kê rồi thì đập phá”. Sự việc chưa dừng lại ở đó. Sau khi người ta áp giá đền bù thì những công trình nói trên không được áp giá và liệt kê vào các công trình xây dựng mới (không được đền bù). Việc làm này, khiến các hộ dân vô cùng bức xúc”...

Và những điều phi lý

Về mặt thu hồi đất đai (theo luật hiện hành), những dự án do các công ty tư nhân đầu tư phải tự thỏa thuận giá đền bù với người dân và được người dân đồng thuận về chủ trương triển khai dự án (các dự án tương tự phổ biến tại TP. Hà Nội và TP. HCM). Nhưng tại dự án này, phía chính quyền huyện và chủ đầu tư gấp rút kiểm kê và áp giá đền bù theo bảng giá đất của tỉnh, ban hành trong năm 2014 (đất ở 300.000đ/m2, đất vườn 187.000đ/m2, đất trồng cây lâu năm 37.000đ/m2).

Trong khi đó, giá đất thị trường tại khu vực tương tự (cách 1 con đường 6 m) cao hơn gấp 10 lần! Ngoài ra, mảnh đất mà 10 hộ dân đang sở hữu là mảnh đất có vị trí đắc địa (có mặt tiền biển dài gần 160 m, mặt tiền đường dài 120 m), là khu vực đất duy nhất còn lại có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh do không nằm trong các dự án lớn của tỉnh. Vị trí đất, vì thế mà có giá trị lớn nếu được sử dụng kinh doanh.

10 hộ dân đang vô cùng bức xúc: “Thu hồi đất theo kiểu áp đặt, bỏ qua các quy trình và làm sai các điều luật trong Luật Đất đai để có thể bằng mọi cách giải phóng nhanh nhất, bàn giao cho chủ đầu tư? Nếu nhận tiền theo bảng áp giá, thì các hộ dân không thể xây dựng nổi một căn nhà có diện tích tương đương. Ngoài ra, chúng tôi phải mua lại các nền tái định cư (loại nền được ưu tiên cho các hộ dân bị giải tỏa) với giá rất cao (cao hơn phần đất người dân được đền bù). Việc triển khai dự án, đã vô tình đẩy người dân vào cảnh không nghề nghiệp (nghề chính là bám biển đánh cá) và làm nghèo đi so với cuộc sống hiện tại vì phải ở một nơi tái định cư mới không thể tiếp tục đánh cá?”…

Trong đơn thư khiếu nại gửi đi các nơi, bà con nêu rõ: “Nếu chúng tôi không kêu cứu, không được các cơ quan trên Trung ương biết đến sự việc này thì tỉnh và huyện sẽ nhanh chóng thu hồi đất để bàn giao cho chủ đầu tư. Chúng tôi rất mong các cơ quan báo, đài, tìm hiểu và phản ánh để đưa ra trước ánh sáng công luận những việc làm mờ ám mà một số cán bộ chính quyền địa phương đã thực hiện”.

Hiền Oanh

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.