Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch xây dựng Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC: Quyết định hợp lòng dân?

10 hộ dân xã Ba Đồng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đã gửi Đơn cầu cứu tới Thương hiệu & Công luận. Theo các hộ dân thì, việc triển khai Dự án Khách sạn 5 sao S

10 hộ dân xã Ba Đồng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đã gửi Đơn cầu cứu tới Thương hiệu & Công luận. Theo các hộ dân thì, việc triển khai Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC (do một công ty tư nhân đầu tư ngay tại thôn Ba Đồng), đã khiến họ phải lao đao

Khi người dân chưa đồng thuận…

Trong nội dung đơn thư của 10 hộ dân nêu rõ:

“… Tập thể gồm 10 hộ dân đang sinh sống và làm ăn trên mảnh đất do ông bà khai hoang để lại. Có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp như giấy đi kinh tế mới do UBND xã cấp từ tháng 3/1993, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do UBND huyện cấp năm 1996 (có ghi quyền sử dụng và quyền thừa kế cho con cháu sau này).

Đầu năm 2012, thôn Ba Đồng được quy hoạch làm khu tái định cư của tỉnh để di dời dân từ các khu vực khác đến. Riêng khu đất của 10 hộ dân không nằm trong khu vực quy hoạch nói trên. Đầu năm 2014, tỉnh phê duyệt Dự án Khách sạn 5 sao Sài Gòn MC (11 ha) do công ty tư nhân đầu tư ngay tại thôn Ba Đồng, nơi có 10 hộ dân đang sinh sống. Dự án chưa được sự đồng thuận của người dân, tuy nhiên, lãnh đạo huyện và chủ đầu tư đã tiến hành kiểm kê, áp giá đền bù để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng bàn giao chủ đầu tư.  Cụ thể:

Ngày 18/4/2014, họ đã tiến hành kiểm kê và sau đó 1 ngày (19/4/2014), UBND huyện đã huy động máy móc và hơn 50 người (thuộc lực lượng hỗ trợ GPMB của huyện và xã) cho đập phá một số công trình xây dựng (nhà trọ, cổng nhà, hàng rào… được xây dựng trước năm 2012 và chưa có bất kỳ biên bản nào về việc các công trình này vi phạm), cây ăn quả, mà chưa có bất kỳ một quyết định cưỡng chế hay quyết định liên quan nào?

Khi người dân hỏi vì sao đập phá, cán bộ chính quyền trả lời “đã kiểm kê rồi thì đập phá”. Sự việc chưa dừng lại ở đó. Sau khi người ta áp giá đền bù thì những công trình nói trên không được áp giá và liệt kê vào các công trình xây dựng mới (không được đền bù). Việc làm này, khiến các hộ dân vô cùng bức xúc”...

Và những điều phi lý

Về mặt thu hồi đất đai (theo luật hiện hành), những dự án do các công ty tư nhân đầu tư phải tự thỏa thuận giá đền bù với người dân và được người dân đồng thuận về chủ trương triển khai dự án (các dự án tương tự phổ biến tại TP. Hà Nội và TP. HCM). Nhưng tại dự án này, phía chính quyền huyện và chủ đầu tư gấp rút kiểm kê và áp giá đền bù theo bảng giá đất của tỉnh, ban hành trong năm 2014 (đất ở 300.000đ/m2, đất vườn 187.000đ/m2, đất trồng cây lâu năm 37.000đ/m2).

Trong khi đó, giá đất thị trường tại khu vực tương tự (cách 1 con đường 6 m) cao hơn gấp 10 lần! Ngoài ra, mảnh đất mà 10 hộ dân đang sở hữu là mảnh đất có vị trí đắc địa (có mặt tiền biển dài gần 160 m, mặt tiền đường dài 120 m), là khu vực đất duy nhất còn lại có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh do không nằm trong các dự án lớn của tỉnh. Vị trí đất, vì thế mà có giá trị lớn nếu được sử dụng kinh doanh.

10 hộ dân đang vô cùng bức xúc: “Thu hồi đất theo kiểu áp đặt, bỏ qua các quy trình và làm sai các điều luật trong Luật Đất đai để có thể bằng mọi cách giải phóng nhanh nhất, bàn giao cho chủ đầu tư? Nếu nhận tiền theo bảng áp giá, thì các hộ dân không thể xây dựng nổi một căn nhà có diện tích tương đương. Ngoài ra, chúng tôi phải mua lại các nền tái định cư (loại nền được ưu tiên cho các hộ dân bị giải tỏa) với giá rất cao (cao hơn phần đất người dân được đền bù). Việc triển khai dự án, đã vô tình đẩy người dân vào cảnh không nghề nghiệp (nghề chính là bám biển đánh cá) và làm nghèo đi so với cuộc sống hiện tại vì phải ở một nơi tái định cư mới không thể tiếp tục đánh cá?”…

Trong đơn thư khiếu nại gửi đi các nơi, bà con nêu rõ: “Nếu chúng tôi không kêu cứu, không được các cơ quan trên Trung ương biết đến sự việc này thì tỉnh và huyện sẽ nhanh chóng thu hồi đất để bàn giao cho chủ đầu tư. Chúng tôi rất mong các cơ quan báo, đài, tìm hiểu và phản ánh để đưa ra trước ánh sáng công luận những việc làm mờ ám mà một số cán bộ chính quyền địa phương đã thực hiện”.

Hiền Oanh

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.