Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Phải chữa từ gốc

(TH&CL) Trong thời gian dài vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của các doanh nghiệp nhà nước - đã đóng góp cho xã hội. Nhưng cho

(TH&CL) Trong thời gian dài vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của các doanh nghiệp nhà nước - đã đóng góp cho xã hội. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém, sai lầm dẫn đến sự đổ vỡ, ngập trong nợ nần và thua lỗ, điển hình là Vinashin, Vinaline...

Tổng số nợ lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu và nợ cơ cấu lại khoảng 73.000 tỷ đồng và còn tiếp tục tăng nhanh, thua lỗ triền miên và kéo dài, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư vô cùng thấp, cùng với hiện tượng lãng phí và tham nhũng tràn lan đã làm suy yếu các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và cản trở sự phát triển kinh tế nói chung.

Do đó, nhu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả, chúng ta cần phân tích tìm rõ nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp nhà nước yếu kém như hiện nay.

Nguyên nhân chính là do lãnh đạo các doanh nghiệp yếu kém trong điều hành. Các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành dàn trải dẫn đến mất vốn, thua lỗ. Lãng phí trong đầu tư và chi tiêu trong doanh nghiệp quá lớn, không có chế tài xử lý. Cơ chế quản lý, giám sát còn bị buông lỏng không kịp thời uốn nắn và xử lý các sai phạm khi nó mới phát sinh làm cho sai phạm kéo dài không bị xử lý. Hoạt động của các doanh nghiệp còn mập mờ gian dối, thiếu minh bạch không được công khai, đến khi phát hiện thì đã quá muộn, không thể xử lý được dẫn đến đổ vỡ…

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân rất quan trọng khiến các doanh nghiệp hoạt động yếu kém đó là do chúng ta đồng thời giao trách nhiệm cho họ phải bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi, vừa phải làm nhiệm vụ công ích dẫn đến có sự nhập nhằng trong hoạt động kinh doanh. Khi lãi, họ im lặng để hưởng lợi, khi lỗ họ lấy lý do phải thực hiện nhiệm vụ công ích, phải đầu tư vào những việc không có lợi nhuận theo yêu cầu an sinh xã hội của Chính phủ nên thua lỗ. Việc thiếu kiểm tra giám sát, thiếu sự trung thực và minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý và doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng báo cáo không trung thực. Cá biệt, có doanh nghiệp còn lừa dối cấp trên, lừa dối Chính phủ; có hiện tượng tháng trước còn kêu lỗ để đề nghị Chính phủ hỗ trợ, tháng sau đã tuyên bố lãi khủng?!…

Vậy làm thế nào để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả? Theo chúng tôi, chúng ta cần phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để các công ty hoạt động hiệu quả hơn; còn lại các doanh nghiệp nhà nước  nắm 100% vốn thì cần tách riêng ra làm 2 loại doanh nghiệp, hoạt động theo 2 tiêu chí:

Một loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để sinh lợi nhuận, hoạt động theo luật, bình đẳng và có nghĩa vụ như các doanh nghiệp khác; phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và sinh lãi trước Nhà nước.

Một loại doanh nghiệp công ích - chỉ hoạt động trong lĩnh vực công ích, có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, đầu tư vào các lĩnh vực không phát sinh lợi nhuận hoặc ngành nghề mà các doanh nghiệp khác không đầu tư. Nhà nước có trách nhiệm bù lỗ cho loại hình doanh nghiệp này và doanh nghiệp phải chịu sự giám sát, chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ; phải báo cáo hoạt động trung thực dưới sự giám sát trực tiếp của các cơ quan điều hành của Chính phủ.

Có làm như vậy chúng ta mới có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ được hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, chống được sự mù mờ gian dối trong hoạt động kinh doanh mà nguyên nhân chính là lập lờ giữa trách nhiệm bảo toàn vốn kinh doanh có lãi với việc hoạt động công ích của Nhà nước giao. Vì vậy, cần tách bạch được trách nhiệm bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi với trách nhiệm thực hiện công ích để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động một cách hiệu quả và minh bạch hơn.

Thái Bình

Tin mới

Thêm đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội
Thêm đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội

Ngoài đối tượng người có công với cách mạng, tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014, Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025) còn quy định các nhóm đối tượng khác như người thu nhập thấp tại khu vực đô thị nếu đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội.

Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4
Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4

Được biết, dự kiến giá vé toàn tuyến cho lộ trình xe buýt từ TP. Đà Nẵng đi TP. Tam Kỳ có giá vé từ 39.000 đồng và 35.000 đồng cho lộ trình từ TP. Đà Nẵng đi TP. Hội An, được nhiều người dân đánh giá là hợp lý, hấp dẫn và hứa hẹn sẽ được nhiều người ủng hộ.

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.