Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh tra 60 dự án vàng: Đình chỉ dự án cần phải đúng pháp luật

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tạm thời đình chỉ thi công các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai thực hiện tại trung tâm thành phố lớn mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá. Mục tiêu nhằm tránh thất thoát tài sản công - đáng được hoan nghênh, nhưng có không ít băn khoăn trước lời đề nghị “gây sốc” này.

Làm rõ sai ở khâu nào?

Căn cứ báo cáo rà soát sơ bộ của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), hiện có 60 trường hợp DNNN, DNNN cổ phần được cơ quan nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có những vị trí có giá trị thương mại ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, việc xác định giá trị DN trong thời kỳ chế độ quy định không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN để CPH, nhưng không thực hiện đấu giá khi CPH; việc xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chủ yếu dựa vào kết quả của DN tư vấn nhưng không đầy đủ và chưa sát với giá thị trường…

Thanh tra 60 dự án vàng: Đình chỉ dự án cần phải đúng pháp luật - Hình 1

Dự án Hà Nội Center Point (Hacinco Complex), thuộc lô đất 3.7 CC đường Lê Văn Lương,
nằm trong danh sách đề nghị thanh tra của Bộ Tài Chính

Trên cơ sở kết quả rà soát nói trên, Bộ Tài chính đã “Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tạm thời đình chỉ thi công các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai thực hiện tại trung tâm thành phố lớn mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá”.

Thông tin đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận, khiến nhiều chủ đầu tư lẫn khách hàng “đứng ngồi không yên” khi nhiều dự án đã hoàn thành, bán cho khách hàng hay đang xây dựng. Thị trường nhốn nháo vì một văn bản chưa rõ ràng.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Linh, Công ty Luật TNHH Link&Partners: Bộ Tài chính đề xuất thanh tra đối với các dự án có dấu hiệu làm trái các quy định Nhà nước trong việc CPH các DNNN rồi từ đó chuyển đổi mục đích sử dụng của các khu đất vàng, là một tín hiệu tốt trong việc phát hiện các hành vi tiêu cực.

Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính kiến nghị Chính Phủ tạm đình chỉ 60 dự án được nêu trong Văn bản số 2000/BTC-TTr mà không chỉ rõ được sai phạm của từng dự án là không đúng quy định của pháp luật.

Luật sư Đỗ Trọng Hải, Chủ tịch Công ty Luật TNHH Bizlink, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Việc Bộ Tài chính rà soát các dự án theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn đúng. Đây là việc làm cực kỳ cần thiết, đảm bảo công bằng, minh bạch, đảm bảo chống tham nhũng, đảm bảo tiền, tài sản của Nhà nước không bị thất thoát trong quá trình CPH.

Tuy nhiên, việc đình chỉ (nếu có) thì cần hết sức cẩn trọng, phải xác định rõ dấu hiệu vi phạm của từng dự án cụ thể và có căn cứ pháp luật chắc chắn, đúng đắn thì mới đình chỉ. Ví dụ, dự án biệt thự Sơn Trà (Đà Nẵng), sau khi người dân phát hiện, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thấy vi phạm rõ ràng thì tạm đình chỉ thực hiện.

Theo các chuyên gia, CPH bao gồm định giá tài sản đất đai là quá trình dài với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan chủ quản, UBND các tỉnh, thành phố. Việc vi phạm (nếu có) cũng phải xem xét cẩn thận bắt nguồn từ đâu, xác định rõ trách nhiệm của từng khâu và từng cơ quan, tổ chức và cá nhân.

“Nếu sai phạm đó bắt nguồn từ cơ quan nhà nước, từ UBND tỉnh, thành phố thì không thể để DN chịu trách nhiệm. DN, người mua cổ phần, người trở thành cổ đông sau quá trình CPH đều phải dựa trên quyết định, thủ tục, quy trình CPH của Nhà nước, cho nên không thể bắt họ chịu trách nhiệm cho một quy trình nếu được tiến hành không đúng của cơ quan nhà nước”, chuyên gia của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhìn nhận.

Thanh tra 60 dự án vàng: Đình chỉ dự án cần phải đúng pháp luật - Hình 2

DA Biệt thự Sơn Trà vi phạm pháp luật nên tạm đình chỉ

Cân nhắc biện pháp thực hiện

Theo các chuyên gia, quá trình CPH gắn với định giá đất đai không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, cũng không cơ quan nào đứng ra làm một mình được. CPH là một chính sách lớn của Nhà nước, rất nhiều bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tham gia vào quá trình này với một quy trình chặt chẽ.

Luật sư Đỗ Trọng Hải nhấn mạnh: Khi chỉ nghi ngờ, chưa có căn cứ mà đã đình chỉ thực hiện hàng loạt dự án thì không ổn. Trong khi đó, quyền lợi của bất kỳ DN nào cũng đều cần được bảo vệ, tránh sự lạm dụng khi chưa có căn cứ pháp luật rõ ràng. 

Cơ quan nhà nước, về mặt luật pháp phải tư duy theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mới đảm bảo pháp quyền, bởi vì chỉ 1 trường hợp trong số 60 dự án bị “nhầm” thì cũng là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp có sự “nhầm” như vậy, nếu thiệt hại về mặt kinh tế phát sinh cho người dân và DN, thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm; hay chúng ta lại phải lấy tiền của Nhà nước ra để đi bồi thường cho DN khi bị kiện tụng vì những sai sót không đáng có?

Nhìn lại vấn đề gây xôn xao dư luận này, Luật sư Đỗ Trọng Hải cho rằng: “Tôi hoàn toàn cổ vũ, đồng tình với mục đích và yêu cầu Thủ tướng giao cho các bộ, ngành rà soát, đánh giá lại, soi xét quá trình CPH, định giá tài sản… đảm bảo công bằng xã hội, quyền lợi của Nhà nước và của cộng đồng. Tuy nhiên, cần cân nhắc biện pháp thực hiện.

Chẳng hạn, khi chúng ta đang khắc phục một hiện tượng vi phạm pháp luật thì phải bằng một quy trình đúng pháp luật. Không thể khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật bằng một hành động không chuẩn mực về pháp luật. Nếu việc đó xảy ra, sẽ là điều đáng tiếc. Mục tiêu tốt, biện pháp phải chuẩn. Không thể nhân danh mục tiêu để bỏ quên những quy trình đúng pháp luật”.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Thị Hồng Linh nêu: Theo Văn bản số 2000/BTC-TTr của Bộ Tài chính thì các sai phạm chủ yếu bắt nguồn từ việc giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước đã không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, các sai phạm này chủ yếu xuất phát từ đơn vị được giao thực hiện chủ trương CPH DNNN, chưa chắc đã thuộc về DN kinh doanh bất động sản, đặc biệt là các DN đã sở hữu dự án dưới dạng nhận chuyển nhượng dự án hoặc hợp tác kinh doanh một cách hợp lệ. Việc tạm đình chỉ, vô hình chung làm ảnh hưởng rất lớn tới các DN kinh doanh bất động sản một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phát hiện ra các tổ chức, cá nhân nào có dấu hiệu cố ý móc ngoặc, hối lộ với người có thẩm quyền trong các DNNN nhằm cố ý làm trái các quy định pháp luật để tư lợi cá nhân, thì cần kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân đó. Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cần xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. 

Luật sư Linh: “Việc thanh tra trong trường hợp này là thanh tra quá trình CPH các cơ quan nhà nước, chứ không phải thanh tra dự án. Từ đó, có thể tiếp tục xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép dự án cho các DNNN có đúng quy định pháp luật hay không? Chỉ khi có đầy đủ căn cứ, thì mới có thể tiến hành thanh tra đối với các dự án”.
Bùi Quyền
Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.