Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh tra tại VNPT: Phát hiện 3/5 đơn vị chưa góp đủ vốn điều lệ được phê duyệt

Qua quá trình thanh tra về công tác quản lý, sử dụng vốn doanh nghiệp tại Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và 4 đơn vị trực thuộc , Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện: "Có 3/5 đơn vị được thanh tra chưa góp đầy đủ vốn điều lệ được phê duyệt".

Thanh tra Bộ Tài chính vừa có Kết luận thanh tra tại Công ty mẹ và 4 đơn vị trực thuộc VNPT, gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-VinaPhone), Tổng công ty Truyền thông (VNPT - Media), Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông và Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT - IN).

Nội dung thanh tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và chấp hành quy định pháp luật về tài chính, kế toán đối với doanh nghiệp. Thời kỳ thanh tra theo quyết định là năm 2016.

Về công tác quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện: Có 3/5 đơn vị được thanh tra chưa góp đầy đủ vốn điều lệ được phê duyệt.

Cụ thể, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2016 (theo Nghị định số 25/NĐ-CP của Chính phủ phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động) là 72.237 tỷ đồng; Vốn đầu tư của chủ sở hữu là hơn 54.423 tỷ đồng; thiếu so với vốn điều lệ được phê duyệt là hơn 17.813 tỷ đồng.

Thanh tra tại VNPT: Phát hiện 3/5 đơn vị chưa góp đủ vốn điều lệ được phê duyệt - Hình 1

Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên

Ngày 30/3/2017, Hội đồng thành viên Tập đoàn có Văn bản số 69/QĐ-VNPT-HĐTV-KTTC gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Tập đoàn sử dụng nguồn bổ sung Vốn điều lệ còn thiếu số tiền hơn 11.399 tỷ đồng, gồm: Quỹ đầu tư phát triển dự kiến giai đoạn 2017 – 2019 là khoảng 2.423 tỷ đồng và nguồn thu từ việc bán cổ phần của Mobifone qua Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là hơn 8.975 tỷ đồng. Nội dung này, đến thời điểm kết thúc thanh tra (tháng 8/2017) chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Vốn điều lệ của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT – Vinaphone) được phê duyệt theo Quyết định số 146/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 10/6/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 (ngày 14/1/2016) là 5.200 tỷ đồng. Đến thời điểm kết thúc thanh tra (tháng 8/2017) Công ty mẹ - Tập đoàn đã góp hơn 2.748 tỷ đồng, vốn điều lệ thiếu so với phê duyệt là hơn 2.451 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của Tổng công ty Truyền thông (VNPT – Media) được phê duyệt theo Quyết định số 147/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 10/6/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 12/6/2016 là 2.300 tỷ đồng. Đến thời điểm kết thúc thanh tra (tháng 8/2017) Công ty mẹ - Tập đoàn đã góp hơn 706 tỷ đồng, vốn điều lệ thiếu so với phê duyệt là hơn 1.593 tỷ đồng.

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Tài chính nêu rõ: Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty CP và Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì số tiền thu được khi cổ phần hóa Tổng công ty Mobifone phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Thanh tra tại VNPT: Phát hiện 3/5 đơn vị chưa góp đủ vốn điều lệ được phê duyệt - Hình 2

Thanh tra về công tác quản lý, sử dụng vốn doanh nghiệp tại Công ty mẹ và 4 đơn vị trực thuộc VNPT, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện: "Có 3/5 đơn vị được thanh tra chưa góp đầy đủ vốn điều lệ được phê duyệt"

Việc sử dụng nguồn vốn thu từ bán cổ phần hóa Tổng công ty Mobifone để bổ sung vốn điều lệ của Tập đoàn sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong phương án cố phần hóa Tổng công ty Mobifone năm 2018 theo Thông báo số: 142/TB-VPCP ngày 7/4/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn.

Theo Thanh tra Bộ Tài chính, từ khi phê duyệt vốn điều lệ (tháng 6/2015) đến thời điểm thanh tra (tháng 8/2017) đã trên 2 năm nhưng Tập đoàn chưa phê duyệt lộ trình góp vốn, kế hoạch sử dụng vốn điều lệ đối với 2 Tổng công ty trên.

Tập đoàn chưa thực hiện góp đầy đủ vốn điều lệ vào 2 Tổng công ty trên và các cổ đông chưa góp đầy đủ vốn điều lệ vào Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông là chưa thực hiện đúng theo quy định tại Điều 74 của Luật Doanh nghiệp:

“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…”.

Được biết, VNPT là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, nắm giữ 2 mạng viễn thông lớn Vinaphone và Mobifone. Tổng doanh thu năm 2017 của VNPT ước đạt 144.747 tỷ đồng, với lợi nhuận đạt 5.010 tỷ đồng.

Cũng tại Kết luận thanh tra tài chính đối với VNPT vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký thông qua, Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện VNPT cùng các đơn vị trực thuộc có nguy cơ mất vốn 637 tỷ đồng, thua lỗ 679 tỷ đồng và phải nộp thêm 97,5 tỷ đồng tiền thuế do kê khai thiếu…

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Ngọc Anh

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.