Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Việt: Đang bị bỏ lơ…

“Thực tế, Việt Nam mới có được… vài chục thương hiệu. Thậm chí, con số chỉ tính trên đầu ngón tay ấy nếu không có chiến lược bài bản để giữ gìn thì nguy cơ mất là rất cao”. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (ảnh) khẳng định như vậy với phóng viên Thương hiệu & Công luận.

Chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú

Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu của DN Việt Nam hiện nay?

Thương hiệu không mong chờ một sớm một chiều xây dựng được, cần phải có 10 - 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa. Tuy nhiên, ở nước ta, không ít đơn vị “ăn xổi ở thì” nên 5 năm nhận diện thương hiệu. Song vấn đề ở chỗ, thương hiệu đó đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng hay quan hệ giao dịch chưa? Câu trả lời là… chưa. Như vậy, thương hiệu chỉ mới ở bề nổi, ở hô hào suông, đúng hơn là chúng ta đang bỏ lơ thương hiệu.

Điều đáng nói, cách xây dựng thương hiệu của Việt Nam chưa bài bản: không được giữ gìn, không đăng ký hoặc chỉ đăng ký trong nước nhưng chưa đăng ký ra khu vực và thế giới dẫn tới bị mất, nếu có may mắn đấu tranh giành lại được cũng tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc. Đã có những bài học cụ thể cho vấn đề này.

Phải chăng, câu chuyện xây dựng thương hiệu của DN Việt Nam còn quá nhiều bất cập?

Đúng vậy! Hàng hóa của Việt Nam ra khỏi kho đã mang mã vạch của quốc gia khác nên không thâm nhập được vào thị trường nước ngoài. Như vậy, chúng ta đã bỏ phí việc quảng bá thương hiệu.

Đáng buồn là, Việt Nam đang bị đội lốt thương hiệu và những giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra không có, chúng ta chỉ là người làm thuê. Câu chuyện đôi giày Thụy Khuê của Việt Nam lại mang mác “ngoại” và được bán giá cao (gần 10 triệu đồng) ở bên Ý cũng chứa nhiều điều cần suy ngẫm. Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn câu chuyện buồn. Chúng ta đang bỏ phí giá trị gia tăng do thương hiệu mang lại mà chỉ mải mê gia công, làm thuê, “nhường” lợi nhuận khủng cho nước ngoài.

Không thể phủ nhận, mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ đang rời rạc, mua đứt bán đoạn. Nhà sản xuất cũng đi vay ngân hàng, nhà kinh doanh không ngoại lệ, cộng lại thì giá thành đội lên, hàng hóa bán chậm đi. Đồng nghĩa, thương hiệu không được khuếch trương cả trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, DN Việt Nam mắc bệnh “dễ làm, khó bỏ”, hàng mới sản xuất ra được người tiêu dùng ưa thích, nhưng hàng lượt thứ hai đã bắt đầu kém nên chính DN đã tự “giết chết” thương hiệu.

Hơn nữa, Việt Nam đang làm thương mại theo kiểu cho, cấp từ ngân sách quốc gia. 50 tỷ đồng/năm cho xúc tiến thương mại cả nước, trong đó chỉ 10% cho thương hiệu - đã ít lại dàn trải, thậm chí đôi lúc lãng phí. Tôi đã nhiều lần kiến nghị để DN được hạch toán kinh phí xúc tiến thương mại, trong đó có kinh phí xây dựng thương hiệu trích từ lợi nhuận trước thuế, coi như một khoản trong chi phí sản xuất. Nếu làm như vậy thì sẽ tiết kiệm, hiệu quả hơn, song nói mãi vẫn không làm được.

Theo ông, vai trò của Nhà nước ở đâu trong câu chuyện này?

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác quản lý nhà nước rất yếu kém trong vấn đề này. Bất cập nhất là hàng lậu và hàng giả ngang nhiên tồn tại, giết chết thương hiệu chân chính nhưng vẫn đang là vấn nạn rất khó dẹp bỏ. Đặc biệt, hàng giả không chỉ làm ở Việt Nam, mà làm ở các quốc gia khác rồi trở lại Việt Nam, mang mác của những thương hiệu nổi tiếng.

“Chống hàng lậu, hàng giả…” dường như vẫn chỉ là khẩu hiệu, hình thức. Xin nêu ví dụ, tại chợ Ninh Hiệp (Long Biên, Hà Nội), hàng lậu chiếm tới 50 - 60%; chợ Đồng Xuân với 80% là hàng Trung Quốc, trong số đó, có 90% là hàng lậu… Bởi không có hóa đơn chứng từ, thanh toán bằng tiền mặt… nên rất khó kiểm soát. Cơ quan chức năng có “trăm tay nghìn mắt” cũng đành bất lực, huống hồ lực lượng chuyên ngành luôn “kêu” quá mỏng (?!).

Hàng lậu giá “bèo” do không bị đánh thuế, trong khi nhiều dân nghèo ham sản phẩm giá rẻ. Cũng chính vì vậy, hàng lậu không những có đất sống mà nguy hơn, còn “sống khỏe”. Hệ lụy, số lượng và quy mô kinh doanh của DN đều không phát triển được, thương hiệu Việt cũng vì thế “không thể lớn”.

Cần có cơ chế nào cho xây dựng thương hiệu, thưa ông?

Thương hiệu là một yếu tố tổng hợp của một đơn vị, nhưng đồng thời có sự hỗ trợ từ nhiều ngành, từ Trung ương đến địa phương, từ khoa học - kỹ thuật cho đến tài chính, thuế, từ hải quan cần thông thoáng, thoát khỏi cảnh buôn bán tiểu ngạch… Cho nên, thương hiệu phải đi đôi với khoa học - kỹ thuật, với đầu tư, cơ chế chính sách nhà nước. Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn giữ thuế tiêu dùng 10% - là vô lý. Nếu điều này vẫn cố thủ thì khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), DN Việt Nam sẽ “chết” trước. Chính chúng ta đang hại chúng ta. Họp Quốc hội, có đại biểu đã đề nghị trong thời buổi kinh tế khó khăn, sức mua kém cần giảm ½ thuế VAT, thậm chí hoàn thuế cho người tiêu dùng với 2 tác dụng: Một là, quản lý được thuế của người bán hàng; hai là, kích thích sức mua. Bởi lẽ, tiêu thụ cũng chính là quảng bá cho thương hiệu, nhưng điều này vẫn chỉ là… đề nghị.

DN cần xây dựng thương hiệu từ trong ra ngoài, từ những vấn đề nội bộ cho đến sản phẩm; từ mối quan hệ giao dịch cho đến đầu tư khoa học kỹ thuật… để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời tạo ra những giá trị. Đặc biệt, chúng ta phải dần dần có đủ các bộ phận để thu giá trị gia tăng, chứ không phải chỉ đi làm thuê, thương hiệu mất.

Mặt khác, Nhà nước phải xắn tay làm “bà đỡ” cho thương hiệu. Nếu không có kho đóng hàng, đương nhiên sản phẩm rơi vào kho nước ngoài, mất thương hiệu ngay từ Việt Nam. Đặc biệt, cần quyết liệt hơn nữa trong chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hà (Thực hiện)

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.