Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trường tiểu học Lai Cách 1 (Cẩm Giàng, Hải Dương)-Bài 2: Báo cáo để đối phó?

Trước sự việc Hiệu trưởng không trực tiếp tham gia giảng dạy, nhưng vẫn nhận đủ 35% trợ cấp hàng tháng mà báo điện tử Thương hiệu và Công luận đã phản ánh trước đó. Liên quan đến vấn đề này, PV đã có buổi làm việc với UBND huyện Cẩm Giàng để làm rõ những câu hỏi còn “bỏ ngỏ”…

Vừa qua, báo điện tử Thương hiệu và Công luận phản ánh bài “Trường Tiểu học Lai Cách 1 (Cẩm Giàng, Hải Dương): Có lập khống báo cáo “rút ruột” ngân sách?” liên quan đến việc bạn đọc phản ánh Hiệu trưởng của trường là bà Hoàng Thị Điệp, không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Giàng để nhận 35% phụ cấp đứng lớp, như vậy có đúng với quy định của Bộ GD&ĐT hay không?

Nhiều điểm “bất nhất”!

Bạn đọc cho biết: “Chúng tôi phải đứng trên bục giảng cả ngày để dạy các con, mới được hưởng 35% phụ cấp đứng lớp. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ giáo dục thì Hiệu trưởng chỉ phải đứng lớp có 2 tiết/tuần mà cũng không làm, nhưng khi báo cáo lên phòng để nhận tiền phụ cấp đứng lớp thì Hiệu trưởng bao giờ cũng đứng lớp đầy đủ theo quy định. Chúng tôi cảm thấy bất công mà cũng không dám lên tiếng, mong cơ quan báo chí tìm hiểu để đưa sự việc ra công luận, để ngân sách nhà nước không bị thâm hụt vào “tư túi” cá nhân”. 

Trước sự việc trên, PV báo điện tử Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với BGH của nhà trường để làm rõ hơn những thắc mắc của bạn đọc. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với PV, bà Điệp luôn khẳng định là có giảng dạy. Nhưng khi được hỏi tuần vừa qua bà Điệp dạy chủ đề gì… thì bà Điệp lại không thể nhớ nội dung đã giảng dạy. Chỉ khi có sự “mớm lời” của bà hiệu phó thì bà Điệp mới nói được là “dạy tả đồ vật”, nhưng khi biết bị nhắc chưa chắc đã đúng với những gì PV đã trao đổi với các em học sinh, nên bà Hiệu phó lại tiếp tục “mớm lời” là “dạy ôn tập” khiến bà Hiệu trưởng “răm rắp” nói theo! 

Thế nhưng, khi PV trao đổi với các em học sinh lại có một số “mâu thuẫn” trong cách trả lời. Có lúc các em nói rằng cô Điệp dạy đầy đủ từ đầu năm, nhưng khi hỏi lại câu sau thì lại nói có dạy nhưng không đầy đủ. Mặt khác, khi PV hỏi tuần trước cô Điệp dạy chủ đề gì thì cả lớp “ớ người” không biết, chỉ khi có 1 em học sinh nói tả cảnh dòng sông thì cả lớp mới đồng thành nói theo…?

Như vậy, trong cách trả lời của học sinh và bà Điệp đã có độ “vênh” nhau. Dư luận không khỏi thắc mắc, liệu rằng bà Điệp có thật sự dạy hay không, khi tiết học gần nhất cũng không thể nhớ mình dạy chủ đề gì… Nghe có vẻ phi lý!!… nhưng đó là điều đang diễn ra tại Trường tiểu học Lai Cách 1?

Không thể trả lời!

Trước những vấn đề chưa được làm sáng tỏ, PV đã liên hệ với UBND huyện Cẩm Giàng để làm rõ những câu hỏi của cơ quan báo chí đã đặt ra trước đó. Sau nhiều lần liên hệ, ngày 18/05/2017, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Công – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng để làm rõ những nội dung báo đã phản ánh.

Trường tiểu học Lai Cách 1 (Cẩm Giàng, Hải Dương)-Bài 2: Báo cáo để đối phó? - Hình 1

Ông Nguyễn Văn Công - PCT UBND huyện Cẩm Giàng làm việc với cơ quan báo chí

Tại buổi làm việc với PV, ông Công cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, UBND huyện Cẩm Giàng phối hợp với Phòng GD&ĐT đã thành lập đoàn kiểm tra tại trường tiểu học Lai Cách 1. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu nhà trường xuất trình các hồ sơ có liên quan đến việc giảng dạy của Hiệu trưởng trong năm học 2016 – 2017 để kiểm tra, xác minh.

Ông Công nói thêm, qua quá trình kiểm tra thì thấy bảng phân công chuyên môn và Thời khóa biểu của nhà trường có thể hiện việc Hiệu trưởng tham gia giảng dạy 2 tiết/tuần tại lớp 5A do cô Nguyễn Thị Thủy làm chủ nhiệm. Giáo án của Hiệu trưởng cũng có soạn đủ bài lên lớp từ tuần 1 đến tuần 35, mỗi tuần 2 tiết, chủ yếu là dạy môn Toán và Tiếng Việt. Sổ ghi chép các cuộc họp của Hội đồng nhà trường có nội dung phân công chuyên môn cho CBGV trong đó có Hiệu trưởng dạy 2 tiết/ tuần…

Sau rất nhiều nội dung kiểm tra, kết luận chỉ rõ: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lai Cách 1 có tham gia giảng dạy song không đủ 70 tiết/năm học theo quy định. Với lý do Hiệu trưởng bận đi họp nên không đảm bảo số tiết giảng dạy.

Việc giảng dạy đủ số tiết là quy định 2 tiết/ tuần là bắt buộc đối với mỗi Hiệu trưởng để được nhận phụ cấp 35% đứng lớp. Còn việc Hiệu trưởng lấy lý do bận đi họp và quản lý rất bận nên không đảm bảo đủ số tiết dạy theo quy định liệu có thuyết phục? Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng được hưởng chế độ riêng đối với việc quản lý.                                     

Ngoài ra, mặc dù đoàn đã kiểm tra rất “đầy đủ” các nội dung, nhưng lại đi đến kết luận một cách chung chung khi chỉ cho rằng không dạy đủ 70 tiết/ năm mà không nêu rõ đã giảng dạy được bao nhiêu tiết và thiếu bao nhiêu tiết? hay chỉ dạy 1 hoặc 2 buổi/70 tiết/năm nên không đưa ra con số tiết dạy cụ thể? Khi PV đề cập đến vấn đề, liệu rằng đoàn kiểm tra có thật sự kiểm tra những vấn đề sâu xa hơn hay không, hay chỉ kiểm tra qua sổ sách báo cáo của Hiệu trưởng? Lúc này, vị Phó chủ tịch huyện cho rằng: “Tôi không thể trả lời ngay được và sẽ trả lời vào một buổi khác”.

Nhìn qua bản báo cáo số 23/BC-PGD&ĐT được ký ngày 18/05/2017 của Phòng GD&ĐT gửi UBND huyện lại không hề có chữ ký của trưởng phòng, cũng như không có con dấu đóng để xác nhận theo đúng trình tự quy định. PV liền đặt câu hỏi với PCT huyện Cẩm Giàng về vấn đề này, ông Công cho rằng đây chỉ là báo cáo nhanh, nếu PV yêu cầu có dấu thì sẽ gọi ngay cho Phòng GD&ĐT cung cấp. Tuy nhiên, trong báo cáo nhanh mà vị PCT cho biết lại kịp đánh dấu số công văn, nhưng không kịp ký và đóng dấu…? Liệu những báo cáo “nhanh” kiểu vậy chỉ có và đang diễn ra ở các phòng ban tại huyện gửi lãnh đạo UBND huyện để báo cáo???!.

Trường tiểu học Lai Cách 1 (Cẩm Giàng, Hải Dương)-Bài 2: Báo cáo để đối phó? - Hình 2

Trường tiểu học Lai Cách 1 (Cẩm Giàng, Hải Dương)-Bài 2: Báo cáo để đối phó? - Hình 3

"Báo cáo nhanh" không chữ ký, không dấu của Phòng GD&ĐT gửi UBND huyện Cẩm Giàng

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bạn đọc còn “bức xúc” cho biết: “ Việc lãnh đạo Phòng GD&ĐT có chị gái vợ làm kế toán trưởng tại cơ quan, nên bộ máy giáo dục huyện không thực sự minh bạch? Cứ em là trưởng phòng ký vào mọi giấy tờ liên quan đến kinh tế, cùng với chữ ký của chị là kế toán trưởng thì tiền ngân sách của nhà nước dành cho giáo dục huyện Cẩm Giàng được rút ra khỏi hệ thống quản lý của nhà nước. Đồng nghĩa với việc nguồn tiền đó được sử dụng ra sao, quản lý như thế nào cũng là một câu hỏi lớn?”

Trước việc bức xúc của nhiều bạn đọc, PV có trao đổi với ông Nguyễn Văn Công - PCT huyện Cẩm Giàng cho biết: “Giờ PV nói thì tôi mới biết chứ tôi không để ý chuyện này, vì tôi chỉ phụ trách chuyên môn thôi. Tôi sẽ cho kiểm tra và trả lời vào một buổi làm việc khác”.

Trong buổi làm việc đã có lịch hẹn trước với PV, thì hầu hết những câu hỏi của PV đưa ra xung quanh sự việc bạn đọc phán ánh, và những điểm không rõ ràng trong văn bản của phòng GD&ĐT huyện Cẩm Giàng gửi lãnh đạo UBND huyện thì đều không thể trả lời và lại hẹn vào buổi làm việc khác. Dư luận không khỏi thắc mắc về “đoàn kiểm tra” mà UBND huyện phối hợp với Phòng GD&ĐT có thực chất hay không? Liệu đây chỉ là cách “đối phó” với cơ báo chí nhằm xoa dịu dư luận về những gì diễn ra tại ngành giáo dục của huyện Cẩm Giàng? Dư luận cần có những câu trả lời rõ ràng hơn, khách quan hơn và công tâm hơn từ lãnh đạo huyện Cẩm Giàng, để ngân sách nhà nước không bị “tư túi” như một số thông tin mà bạn đọc đã phản ánh với cơ quan báo chí?.

Báo điện tử Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Cao Huyền – Quang Nam

Bài liên quan

Tin mới

Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”
Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở GD&ĐT Bắc Ninh, hơn 17.000 học sinh lớp 12 và khoảng 500 hồ sơ của thí sinh tự do đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng
Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 60 triệu đồng đối với hai doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức trên địa bàn tỉnh.

Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn
Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn

Đó là thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với 3.190 lao động tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Tân phát huy hiệu quả sức dân trong xây dựng nông thôn mới (bài 5)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Tân phát huy hiệu quả sức dân trong xây dựng nông thôn mới (bài 5)

Là xã thuần nông, mức thu nhập ban đầu của người dân rất thấp, nhưng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và người dân, xã Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã chính thức về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Tính đúng đắn của con đường Việt Nam đã lựa chọn để bảo đảm, thúc đẩy quyền con người
Tính đúng đắn của con đường Việt Nam đã lựa chọn để bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

Sau khi Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam được thông qua, Đồng chí Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung liên quan đến phiên đối thoại. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến bạn đọc nội dung của cuộc phỏng vấn này.