Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tỷ giá ngoại tệ: Nhiều sức ép

Sức ép trong điều hành tỷ giá ngoại tệ còn rất lớn và sẽ có không ít biến động trong thời gian tới. Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Tô Trung Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vi mô, Khoa Kinh tế học (Trường ĐH KTQD) dự báo, biến động tỷ giá trong năm nay, có thể ở mức 4 - 5%.

THCL  Sức ép trong điều hành tỷ giá ngoại tệ còn rất lớn và sẽ có không ít biến động trong thời gian tới. Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Tô Trung Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vi mô, Khoa Kinh tế học (Trường ĐH KTQD) dự báo, biến động tỷ giá trong năm nay, có thể ở mức 4 - 5%.

Tỷ giá ngoại tệ: Nhiều sức ép - Hình 1

PGS. TS. Tô Trung Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vi mô, Khoa Kinh tế học (Trường ĐH KTQD)

PV: Ông nhận định ra sao về tình hình tỷ giá trong thời gian tới, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục đưa ra tín hiệu sẽ nâng lãi suất USD?

Tình hình tỷ giá trong năm nay, sẽ gặp phải những sức ép mới, nhất là khi FED có thể sẽ tiếp tục gia tăng lãi suất nhiều lần. Nguyên nhân do kinh tế Mỹ có thể phục hồi tốt, thất nghiệp giảm cùng những cam kết chính sách của ông Donald Trump. Ví dụ cắt giảm thuế, đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng… có thể khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, lạm phát tăng và lãi suất cũng cần được tăng để chống lạm phát. Lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, gây áp lực đến VND vốn đã được định giá cao khoảng 25% so với năm 2009.

Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối mặc dù gia tăng mạnh trong năm 2016 (tính đến cuối năm vào khoảng 41 tỷ USD), nhưng vẫn còn tương đối mỏng và hiện đang ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực (tính theo số tháng nhập khẩu). Dư địa tác động ổn định tỷ giá thông qua lãi suất không có nhiều do mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Vì vậy, khả năng giữ ổn định tỷ giá trong dài hạn gặp khó khăn.

Tuy vậy, theo tôi, tỷ giá sẽ không có những cú sốc lớn đột ngột do cơ chế điều hành đã linh hoạt hơn và về ngắn hạn, NHNN có đủ khả năng để can thiệp nếu vẫn muốn ổn định tỷ giá. Dự báo, tổng mức biến động tỷ giá chính thức trong năm nay có thể ở quanh mức 4 - 5%.

PV: NHNN liên tục đưa ra thông điệp sẽ điều hành ổn định tỷ giá. Theo ông, đâu là cơ sở để NHNN có thể có những tuyên bố này?

Từ năm 2016, cơ chế điều hành tỷ giá đã có dấu hiệu linh hoạt hơn, có tính thị trường hơn, biên độ tỷ giá cũng được nới lên 3% nhờ chính sách mới từ NHNN. Chính vì thế, hầu hết các tháng trong năm 2016, tỷ giá và thị trường ngoại hối đã tương đối ổn định, mặc dù có những cú sốc từ bên ngoài như sự kiện Brexit, FED tăng lãi suất, bầu cử Tổng thống Mỹ...

Nguyên nhân do cơ chế tỷ giá trung tâm đã linh hoạt hơn, có lên có xuống nên cũng hạn chế một phần yếu tố tâm lý và đầu cơ. Thứ nữa, công tác tuyên truyền thông tin cũng đã có những cải thiện trước mỗi cú sốc để trấn an thị trường. Cán cân thanh toán được cải thiện đáng kể (thặng dư thương mại, gia tăng kiều hối và nguồn vốn FDI giải ngân, xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi suy giảm), theo đó, cung thị trường ngoại hối dồi dào, NHNN đã gia tăng được dự trữ ngoại hối ở quy mô tương đối lớn.

PV: Với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều phức tạp, việc điều hành tỷ giá sẽ đặt ra những thách thức nào cho NHNN?

Đối diện với sức ép rõ ràng đến tỷ giá, NHNN cũng đã có những giải pháp rốt ráo hơn. Tuy nhiên, cách thức điều hành tỷ giá hiện nay không có quá nhiều khác biệt so với trước đây. Mặc dù tỷ giá trung tâm có thay đổi linh hoạt hàng ngày, nhưng mức độ điều chỉnh tính cộng dồn cho cả năm còn ở mức độ rất khiêm tốn.

Việc giữ tỷ giá ổn định trong bối cảnh sức ép gia tăng từ bên ngoài hiện nay được cho là NHNN có mong muốn ổn định thị trường, chống rủi ro lạm phát có xu hướng gia tăng, giữ giá trị VND và giúp giảm nợ nước ngoài. Tuy nhiên, giữ tỷ giá ổn định trong giai đoạn dài khiến VND đang được định giá cao có thể tác động đến yếu tố tâm lý. Nỗ lực giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng cũng sẽ khó khăn hơn. Các biện pháp trung hòa để giữ ổn định tỷ giá sẽ đắt đỏ hơn khi quy mô can thiệp gia tăng, tính độc lập chính sách tiền tệ sẽ kém đi trong bối cảnh hội nhập về tài chính.

PV: Xin ông cho biết tác động tích cực và tiêu cực của những biến động tỷ giá tới nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới?

Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, do đặc điểm cơ cấu sản xuất trong nước và xuất khẩu phụ thuộc phần lớn đầu vào nhập khẩu, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển nên thay đổi tỷ giá ít có mối liên hệ chặt chẽ với cán cân thương mại. Nhập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu...).

Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu, kéo dài liên tục trong nhiều năm mà không có dấu hiệu thay đổi. Phần lớn chúng ta xuất khẩu các mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Mặc dù vậy, việc giữ ổn định tỷ giá trong giai đoạn dài lại có thể có các tác động tiêu cực như trình bày ở trên.

PV: Trước biến động của tỷ giá, DN, NH cũng như các cơ quan quản lý có sự chủ động ra sao? Vấn đề này nên có những thay đổi như thế nào?

Tôi thấy, các NHTM cũng như DN đã có những nhận thức tốt hơn về những biến động của tỷ giá, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó dự đoán. Tuy nhiên, việc chống đỡ các rủi ro tỷ giá còn nhiều hạn chế. Việc chủ động được trước những biến động linh hoạt hơn của tỷ giá là khi các thị trường tài chính và công cụ tài chính, cùng với các DN ngoài lĩnh vực tài chính, có thể tự bảo hiểm các rủi ro đi kèm với một thị trường ngoại hối phát triển và hiện đại.

Ví dụ, các DN có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua hoán đổi rủi ro với NHTM, NHTM tự bảo hiểm bằng cách hoán đổi rủi ro với nước ngoài. Nhưng điều này chỉ làm được nếu kiểm soát vốn được dỡ bỏ hoàn toàn. Hiện nay, tài khoản vốn vẫn chưa được mở cửa hoàn toàn do thị trường tài chính trong nước còn chưa thực sự phát triển, sức cạnh tranh của các định chế tài chính trong nước còn thấp, cơ chế giám sát tài chính còn chưa đầy đủ và thiếu hiệu quả...

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

 Tuyết Hoa (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.

CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 300 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric – mã GEE – sàn UPCoM).