Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam: Hướng tới mục tiêu trở thành một đầu mối logistics của khu vực

Đó là một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.

TH&CL Đó là một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.

Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng hóa.

Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Kế hoạch hành động được cho rằng sẽ mang lại luồng gió mới cho sự phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Mục tiêu nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020, về Phát triển khu vực dịch vụ cũng đã nêu rõ: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin...; hiện đại và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác...”.

Quyết định số 200/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành được coi là bước đột phá mới đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam.

Việt Nam: Hướng tới mục tiêu trở thành một đầu mối logistics của khu vực - Hình 1 

Việt Nam: Hướng tới mục tiêu trở thành một đầu mối logistics của khu vực

Mở cửa thị trường và cạnh tranh gay gắt là điểm nổi bật khi hội nhập sâu rộng, trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam còn thấp, do vậy, cần tận dụng cơ hội và cả thách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics.

Theo cam kết WTO, từ năm 2014, hầu hết các dịch vụ logistics đều được dỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp nước ngoài được gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Tự do hóa trong lĩnh vực logistics theo yêu cầu của WTO vừa là cơ hội khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản lý mạng lưới logistics toàn cầu, nhưng cũng là thách thức khi doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển nguồn lực theo chiều sâu để có thể đủ sức cạnh tranh một cách nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Trong thời gian qua, Việt Nam chúng ta chưa có chiến lược toàn diện phát triển dịch vụ logistics cho thời gian tới khi thực hiện AEC và các FTA thế hệ mới. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics nói riêng và dịch vụ logistics nói chung của Việt Nam còn thấp và giảm về thứ bậc so với thế giới.

Do đó, việc ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Chính phủ tại thời điểm này là hết sức cần thiết và kịp thời.

Một chương trình hành động thực tế, có mục tiêu cụ thể và được triển khai nghiêm túc sẽ không chỉ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới, mà còn giúp cho ngành logistics phát triển bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những sự cố không mong muốn và phản ứng nhanh với các sự cố trong chuỗi cung ứng, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn với chi phí lao động cạnh tranh hay thị trường rộng lớn mà còn là nơi có hoạt động thương mại thuận lợi.

Đây là bước đi quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics của nước ta trong thời gian tới, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra.

Các nhiệm vụ chính được đề cập trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, bao gồm 6 nhóm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics; Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực; Các nhiệm vụ khác.

Các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch hành động bao gồm cả hoạt động mang tính vĩ mô lẫn hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động đều có chỉ ra các đơn vị đầu mối, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp, thời gian phải hoàn thành.

Việc ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 của Chính phủ chắc chắn sẽ tạo nền tảng để Nhà nước và doanh nghiệp cùng triển khai những công việc lớn, tạo đà cho ngành logistics phát triển trong thời gian tới.

Theo kế hoạch đề ra, mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.