Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ án giãn dân phố cổ: Xem xét trách nhiệm của UBND quận Hoàn Kiếm

Người bị hại đã nộp hơn 100 tỷ đồng vì tin tưởng vào các công văn của UBND quận Hoàn Kiếm mà Công ty Hồng Hà đưa ra.

Ngày 15/3, phiên tòa xét xử Nguyễn Quốc Xương và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, liên quan đến dự án giãn dân phố cổ Hà Nội chuyển sang phần đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Vụ án giãn dân phố cổ: Xem xét trách nhiệm của UBND quận Hoàn Kiếm - Hình 1

Bị cáo tại toà

Cụ thể, Nguyễn Quốc Xương (SN 1958), nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà  (gọi tắt là Công ty Hồng Hà) bị đề nghị xử phạt từ 13 - 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo khoản 4, Điều 139-BLHS năm 1999.

Cũng với tội danh trên, Nguyễn Đức Thắng (SN 1950, trú tại phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) bị đề nghị áp dụng mức án chung thân và Nguyễn Thắng Lợi (SN 1955, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển kinh tế Hà Nội) bị đề nghị xử phạt từ 18 - 20 năm tù.

VKS cho rằng, hậu quả vụ án xảy ra đặc biệt lớn, số tiền chiếm đoạt gần 137 tỷ đồng, do bị hại tin tưởng các giấy tờ "hợp lệ" mà nhóm bị cáo đưa ra để nộp tiền. Công tố viên đề nghị tòa xem xét một phần trách nhiệm của UBND quận Hoàn Kiếm và lãnh đạo Công ty Hồng Hà.

Theo cáo trạng, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng thuộc “Đề án giãn dân phố cổ” do UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cùng các đơn vị chức năng tư vấn soạn thảo.

Năm 2000, UBND TP. Hà Nội có công văn giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư. Chủ trương huy động vốn từ các nguồn vốn ứng trước để thực hiện, DN sẽ thu hồi vốn sau khi bố trí bán nhà cho người dân trong khu phố cổ. Theo dự tính, tổng số vốn để thực hiện dự án giai đoạn 1 khoảng 4.000 tỷ đồng.

Khi  dự án vẫn là chủ trương, chưa có ý kiến của Thủ tướng, UBND TP. Hà Nội. Đến nay, dự án mới được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, chưa được khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập dự toán để lựa chọn nhà thầu thi công.

Do biết chủ trương trên, Nguyễn Đức Thắng đã tiếp thị, môi giới cho Công ty Hà Nội (do Nguyễn Đức Lợi em trai Thắng làm TGĐ) và Công ty Hồng Hà (do Trần Ứng Thanh là TGĐ) với UBND quận Hoàn Kiếm để được thực hiện dự án trên.

Ngày 23/8/2010, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành quyết định giao cho Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị đầu tư dự án giãn dân phố cổ. Cùng ngày, UBND quận Hoàn Kiếm cũng ra công văn chấp thuận đề nghị của Công ty Hồng Hà xin được hưởng một số ưu đãi trong dự án.

Tuy nhiên, hai công ty Hồng Hà và Hà Nội lại sử dụng các văn bản, quyết định mà UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành, làm cho khách hàng tưởng rằng họ là chủ đầu tư dự án, được phép huy động vốn để ký hợp đồng mua bán căn hộ, hợp đồng góp vốn. 

Đó là, được mua 50 căn hộ chung cư cao tầng để cải thiện điều kiện ăn, ở của cán bộ, công nhân viên và Công ty Hồng Hà được sử dụng kinh doanh với tỷ lệ 15% căn hộ, trên tổng dự án mà doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư… Lợi dụng việc này, Nguyễn Quốc Xương cùng đồng phạm đã ký kết các hợp đồng mua bán căn hộ; hợp đồng góp vốn; hợp đồng đặt cọc (thực chất là mua bán căn hộ) với hàng trăm khách hàng để chiếm đoạt 170 tỷ đồng.

Phát hiện việc rao bán trái phép căn hộ khu nhà ở giãn dân phố cổ Hà Nội của công ty Hồng Hà, UBND quận Hoàn Kiếm có thông báo huỷ quyết định để công ty này thực hiện dự án và khẳng định, mọi hành vi mua bán, chuyển nhượng là trái quy định.

Ngày 9/9/2010, công ty Hồng Hà đã có công văn gửi UBND quận Hoàn Kiếm, nêu rõ cam kết chưa bán căn hộ nào cho các cán bộ công nhân viên trong DN cùng bên ngoài, cam kết không bán những căn hộ nói trên cho ai khi chưa được UBND TP phê duyệt.

Tuy nhiên, sau đó công ty Hồng Hà vẫn tiếp tục bán căn hộ, huy động vốn của khách hàng với 104 hợp đồng và phụ lục góp vốn, nhận đặt cọc, thu số tiền hơn 90 tỷ đồng.

Đến nay, hai công ty trên chưa thực hiện bất cứ công việc gì của dự án. Phía Công ty Hồng Hà mới trả lại cho khách hàng gần 33 tỷ đồng, còn gần 137 tỷ đồng, các ông Thanh, Xương, Lợi, Thắng chiếm đoạt.

Như vậy có thể thấy, vào thời điểm các bị cáo ký hợp đồng mua bán căn hộ, dự án giãn dân phố cổ chưa đủ điều kiện mua bán nhưng Nguyễn Quốc Xương và đồng phạm vẫn dùng thủ đoạn gian dối là dụ dỗ, mồi chài khách hàng để chiếm đoạt tài sản của họ.

Luận tội tại phiên tòa, đại diện VKS khẳng định hoàn toàn có đủ cơ sở, căn cứ để xác định bị cáo Nguyễn Quốc Xương và đồng phạm đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như nội dung cáo trạng xác định. Hành vi của các bị cáo là rất nguy hiểm đối với xã hội nên cần phải áp dụng những hình phạt nghiêm khắc.

Và ngoài việc đề nghị HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội áp dụng các mức hình phạt nêu trên đối với các bị cáo, đại diện VKS cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm của UBND quận Hoàn Kiếm vì đã ban hành công văn chấp thuận cho Công ty Hồng Hà được hưởng ưu đãi trong dự án giãn dân phố cổ khi chưa đủ điều kiện triển khai, dẫn đến việc Nguyễn Quốc Xương và đồng phạm lợi dụng công văn đó để phạm tội.

Sau 2 ngày xét xử, TAND TP. Hà Nội quyết định nghị án kéo dài và đến chiều 18/3 sẽ đưa ra phán quyết.

B.Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4
Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) của dân tộc Việt Nam.

Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016).

Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái
Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu của các doanh nghiệp. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng...

Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4
Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4

Ngày 26/4, thông tin từ Công an TP. HCM, Công an quận Phú Nhuận và Công an huyện Củ Chi vừa triệt phá 2 đường dây vận chuyển, mua bán hàng cấm là pháo nổ các loại với tổng trọng lượng gần 1,4 tấn.

Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa thông báo về phương án phân luồng, tổ chức hướng dẫn giao thông, phục vụ người dân ra vào thành phố dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử

Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân ta.