Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảy nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Năm 2023, có bốn mục tiêu ngân sách nhà nước chính: Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ. Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, cần tập trung bảy nhóm giải pháp chủ yếu.

dự toán thu ngân sách năm 2023 khá bám sát với tốc độ tăng trưởng kinh tế
Dự toán thu ngân sách năm 2023 được cho là khá bám sát với tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ảnh minh họa)

Thận trọng và đảm bảo nguyên tắc 

Chiều 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tổng số thu ngân sách trung ương là 863.567 tỷ đồng và tổng số thu ngân sách địa phương là 757.177 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.294.067 tỷ đồng, trong đó, dự toán 436.204 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Năm 2023, bội chi ngân sách nhà nước dự kiến là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP, trong đó, bội chi ngân sách trung ương khoảng 430,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP và bội chi ngân sách địa phương là 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. Về nợ công, đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45% GDP.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách - Ủy ban Tài chính ngân sách (Văn phòng Quốc hội), trên cơ sở đánh giá tình hình 2022, về cơ bản dự báo của Chính phủ là tương đối sát, theo thông lệ như nhiều năm. Với những nỗ lực phục hồi kinh tế, tăng trưởng năm 2022 khá cao (đạt 7-8%); khả năng vượt thu ngân sách tương đối lớn, khả năng vượt 14,2%, số tuyệt đối vào khoảng hơn 200 nghìn tỷ.

Năm 2023 nổi lên một số vấn đề, Quốc hội đã thảo luận và nêu nhiều ý kiến. Các chuyên gia cho rằng, dự toán thu năm 2023 rất thận trọng, ở mức khiêm tốn và quá an toàn. Ông Tân cho rằng, thực chất, dự toán đó chỉ tăng 0,4% so với ước thực hiện năm 2022, trong đó phần thu nội địa tăng 3,2%, số này vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu của ngân sách nhà nước. Có thể thấy, trong điều hành ngân sách thì tâm lý chủ quan của nhà điều hành phải đảm bảo nguyên tắc an toàn.

"Còn yếu tố khách quan, khi phân tích, nếu cơ cấu thu của năm 2023 loại trừ khoản thu có yếu tố không bền vững như thu từ đất, xổ số, xuất nhập khẩu…thì nguồn thu thực chất từ nền kinh tế là rất cao (7-8%). Như vậy, dự toán thu ngân sách năm 2023 khá bám sát với tốc độ tăng trưởng kinh tế và trượt giá.

Tình hình quốc tế và trong nước trong năm 2023 còn khó khăn, nhiều biến động tác động rất lớn tới quan hệ xuất nhập khẩu, thách thức đặt ra đối với Việt Nam lớn, nên cần tính toán ngân sách thận trọng. Chúng ta mới kiểm soát dịch Covid-19, chương trình phục hồi kinh tế, thực hiện miễn giảm, giãn thuế cũng tác động tới số thu ngân sách, nên không thể đặt dự toán quá cao. Một điều nữa, khi dự toán ở mức an toàn, chắc chắn thì khi có số vượt thu thì cơ quan điều hành trực tiếp là Chính phủ vẫn báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về nội dung này, đảm bảo nguyên tắc về quản lý ngân sách", ông Tân nêu quan điểm.

Điểm thứ hai, trong bội chi ngân sách của 2023 thực chất có cao hơn so với thông lệ, cụ thể, cao hơn so với các Nghị quyết của Quốc hội (kiềm chế mức dưới 4%), nhưng Bộ Tài chính cho biết, bội chi ngân sách năm 2023 lên tới 4,42% GDP. Tuy nhiên, nếu loại trừ bội chi do Chương trình phục hồi kinh tế thì thực chất bội chi chỉ có 2,89% GDP. Bội chi bóc tách vẫn đảm bảo cân đối vững chắc theo định hướng.

Liên quan tới vấn đề đầu tư, trong năm 2023, tăng đầu tư rất lớn (hơn 38%) so với 2022. Giải ngân vốn của 2022 cũng đã bị chậm như căn bệnh kinh niên, vậy sang năm, băn khoăn về tốc độ giải ngân thế nào cũng cần chú ý để thúc đẩy. Các nhiệm vụ lớn, nhu cầu đầu tư lớn, hoàn thành các mục tiêu giữa nhiệm kỳ 2021-2025, nhiệm vụ đặt ra nhiều. Danh mục đầu tư thực chất, quản lý đầu tư rất chặt chẽ theo Luật Đầu tư công; Ưu tiên phục hồi kinh tế, mục tiêu cả giai đoạn 2021-2025; Quốc hội xem xét trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

“Tỷ lệ nợ công/GDP ở mức cho phép, do thay đổi cách tính GDP mới, số liệu đó cần nắm bắt lại; đánh giá chung, dự toán ngân sách nhà nước 2023 về cơ bản rất tích cực, đảm bảo nhiệm vụ duy trì hoạt động bộ máy nhà nước, an sinh xã hội… thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu trong năm 2023”, ông Tân nhấn mạnh.

7 nhóm giải pháp chủ yếu

Năm 2023, có bốn mục tiêu ngân sách nhà nước chính: Hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động khu vực sự nghiệp công lập.

Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, có 7 nhóm giải pháp chủ yếu:

Một là, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với tiếp tục đối mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ba là, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính kết hợp chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, toàn diện, xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng tính công khai, minh bạch.

Năm là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.

Sáu là, quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác quản lý thu.

Bảy là, tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Việt Anh

 

Bài liên quan

Tin mới

Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”
Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”

Ngày 22/04/2024 tại Nha Trang, Megan Holdings và KDI Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp tác đồng hành, qua đó Megan Holdings trở thành đơn vị phân phối chính thức dự án căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do - Libera Nha Trang”.

HDG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng
HDG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng

ĐHCĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG) ngày 27/4 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu hợp nhất 2.896 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 972 tỷ đồng, tăng lần lượt 0,24% và 12,24% so với năm 2023.

Lào Cai: Lễ hội đường phố mang chủ đề “ Sa Pa - Xứ sở tình yêu” thu hút khách du lịch
Lào Cai: Lễ hội đường phố mang chủ đề “ Sa Pa - Xứ sở tình yêu” thu hút khách du lịch

Ngày 27/4, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tổ chức Lễ hội đường phố “Sa Pa- Xứ sở tình yêu” với nhiều tiết mục biểu diễn hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hoá vùng cao. Đây là một trong những chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024, được du khách mong chờ, hào hứng tham gia trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Sa Pa.

Khai mạc lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024: Rực rỡ sắc màu!
Khai mạc lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024: Rực rỡ sắc màu!

Tối 27/4, tại sân khấu Quảng trường biển TP. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn.

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...