Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh các trường hợp tăng giá bất hợp lý

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi các sở ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện về việc triển khai các giải pháp quản lý điều hành giá các tháng cuối năm 2022.

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo đối với hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá các sở, ngành đơn vị tiếp tục thực hiện các phương án đã được phê duyệt tại Thông báo số 81, Thông báo số 179 của Văn phòng Chính phủ.

Thường xuyên theo dõi, kịp thời báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh, đồng gửi Sở Tài chính các trường hợp tăng giá bất hợp lý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá trên địa bàn thành phố.

của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá tăng giá bất hợp lý cần báo ngay UBND TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tú Uyên)

TP. Hồ Chí Minh giao Sở Tài chính theo dõi diễn biến giá thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Sở cần chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường phục vụ kịp thời yêu cầu của lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và UBND TP. Hồ Chí Minh

Giao Sở Công Thương, tăng cường theo dõi sát diễn biến cung cầu các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, chủ trì phối hợp các sở ngành thực hiện các chương trình bình ổn thị trường, nhất là chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm, góp phần ổn định thị trường.

Sở Công thương phối hợp cùng Sở Tài chính phân tích, dự báo thông tin thị trường, tham mưu kịp thời cho UBND TP. Hồ Chí Minh các giải pháp cân đối cung cầu thị trường, quản lý, điều hành giá.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Giao Sở Giao thông Vận tải theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu; tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt chi phí xăng dầu trong các yếu tố hình thành giá.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành niêm yết giá và thu vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Từ đó tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh các giải pháp quản lý giá cước vận tải, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.

Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý; công khai kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp xử lý đối với các điểm bán hàng tự phát xung quanh các chợ truyền thống, các chợ đầu mối và khu dân cư.

Trước đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai các biện pháp quản lý giá, xem xét mức cung cầu hàng hóa trên thị trường đến TP. Thủ Đức, các quận, huyện, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường giá… 

Cụ thể, Sở Công Thương yêu cầu hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi...) dự báo nhu cầu thị trường, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để bình ổn thị trường, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá, giá cả ổn định, không tăng giá bất hợp lý.

Khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hoá, thiếu nguồn cung tại hệ thống, đề nghị các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... báo cáo về Sở để kịp thời phối hợp xử lý.

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chủ động nguồn hàng, cung ứng hàng hóa đủ số lượng đăng ký, bán đúng giá đã được Sở Tài chính phê duyệt.

Ở kênh phân phối truyền thống, Sở yêu cầu các công ty quản lý chợ đầu mối tăng cường theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, nguồn gốc xuất xứ, giá gốc và giá tại chợ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu thương nhân tuân thủ quy định niêm yết giá. 

Ngoài Sở Công Thương, Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thành phố rà soát, tính toán lại giá bán phù hợp với mức giá giảm của xăng dầu.

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.