Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

Một trong các giải pháp quyết liệt, hiệu quả được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đẩy mạnh triển khai đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong hàng loạt dịch vụ công và các quy trình, phần mềm nghiệp vụ của Ngành để triển khai đồng loạt các giải pháp để hỗ trợ tốt nhất các doanh nghiệp, người lao động.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Viêt Nam đã triển khai đồng loạt các giải pháp để hỗ trợ tốt nhất các doanh nghiệp, người lao động như đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ trong ngày… Một trong các giải pháp quyết liệt, hiệu quả được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đẩy mạnh triển khai đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong hàng loạt dịch vụ công và các quy trình, phần mềm nghiệp vụ của Ngành. Giải pháp này đặc biệt phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan dịch trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Nhờ đó, đã kịp thời đưa các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch một cách thuận lợi, đơn giản nhất.

Kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy trình, chức năng trên phần mềm nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, tích cực xây dựng quy trình, điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ nhằm bổ sung các chức năng, đáp ứng kịp thời việc triển khai các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Cụ thể, đã bổ sung các chức năng như: Quản lý đơn vị giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Xác nhận danh sách người lao động tham gia theo hồ sơ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg do đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân gửi qua Cổng dịch vụ công Quốc gia; Quản lý đơn vị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề;...

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội điện tử (I-VAN) cung cấp trên các phần mềm của I-VAN, gồm 6 dịch vụ công:

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (đã cung cấp từ tháng 4/2020 theo quy định của Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).

Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Hỗ trợ người lao động ngừng việc.

Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Kết nối, tích hợp cung cấp 5 dịch vụ công hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động và người sử dụng lao động trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan, kết nối, tích hợp cung cấp 5/7 dịch vụ công trực truyến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Cụ thể, 5 dịch vụ công gồm:

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Hỗ trợ người lao động ngừng việc.

Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất.

Để sử dụng các dịch vụ công này: Người lao động và người sử dụng lao động đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ https://www.dichvucong.gov.vn, vào mục “Hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19” và làm theo hướng dẫn.

Theo đó, quy trình thực hiện 5 dịch vụ công này trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đã được đơn giản tối đa, người lao động và người sử dụng lao động đăng nhập, khai và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (trừ các thành phần hồ sơ, dữ liệu đã được Cổng dịch vụ công Quốc gia kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các biểu mẫu sẽ được điện tử hóa). Cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển dữ liệu đã được ký số đến cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận.

Sau khi nhận được xác nhận (ký số) của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Cổng dịch vụ công Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ trực tuyến của người lao động và người sử dụng lao động đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trên Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp hệ thống Một cửa cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu cho phép tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực hiện việc tiếp nhận và cập nhật trạng thái, kết quả giải quyết theo tài khoản do Cổng dịch vụ công Quốc gia cấp.

Chủ động chia sẻ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm phục vụ phòng chống dịch Covid-19

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để sớm xây dựng, ban hành quy chuẩn quốc gia về cấu trúc dữ liệu trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Trong thời gian chờ ban hành quy chuẩn, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu khai thác dữ liệu, xác thực thông tin người tham gia, người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động thực hiện cung cấp kịp thời các thông tin này để các địa phương sử dụng vào công tác lập danh sách xét nghiệm, danh sách tiêm chủng vắc-xin, xác định thông tin bệnh nền, theo dõi, truy vết nhanh bệnh nhân F0; khoanh vùng, dập dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đơn vị sử dụng lao động...

Để tiếp tục hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngày 30/7/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 2268/BHXH-CNTT yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất chia sẻ dữ liệu từ CSDLQG về Bảo hiểm qua Trục tích hợp quốc gia (NGSP) của Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ nhu cầu cấp bách của việc phòng chống dịch, báo cáo UBND tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo chống dịch của tỉnh, thành phố.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, việc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng dịch vụ công Quốc gia đã giải quyết nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác, đúng người hưởng, không bị trùng lặp, không có tình trạng trục lợi chính sách; giảm việc đi lại, tiếp xúc của người dân và doanh nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết chế độ, chính sách, nhằm hạn chế khả năng lây lan dịch.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19, thời gian qua, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai quyết liệt, toàn diện công tác này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Qua đó, góp phần cùng các bộ, ban, ngành, địa phương chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội.

Việt Anh 

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024
Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Trong đó, Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.

Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều

Hôm nay 18/4, giá lúa gạo thị trường trong nước tăng giảm trái chiều giữa các giống lúa, nhiều loại gạo chợ lẻ đồng loạt tăng 1.000 đồng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định.

Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu
Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu

Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bán ra gần hết cổ phiếu sau nhịp tăng 45,2% từ đáy.

Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng
Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng

Ngày 18/4, tỉnh Bình Định và các tỉnh phía Nam, nước Cộng hòa DCND Lào đã khởi động Ngày hội Triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng. 360 sản phẩm đặc trưng của gần 200 doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh Nam Lào đã được giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng…  

Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”
Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”

Đoàn thiện nguyện của Bảo hiểm Agribank đã đến giao lưu và tặng quà các em học sinh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024
Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.