Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bí ẩn Perimeter: Cú đánh cả 2 cùng chết của Liên Xô/Nga

Cơ chế phản đòn hạt nhân của hệ thống Perimeter, tức ‘Bàn tay Thần chết’ (Dead Hand, hay Mertvaya Ruka) khiến các đối thủ không bao giờ dám động đến Nga.

Anh tiết lộ về Perimeter - ‘Bàn tay Thần chết’ (Dead Hand) của Nga

Kể từ khi Nga tuyên bố trở thành nước sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên vào năm 1957; tính năng kỹ-chiến thuật của các loại ICBM đã được cải thiện đáng kể trong sáu thập kỷ qua, dẫn đến việc những nguyên tắc tiến hành chiến tranh toàn cầu cũng đã thay đổi

Hiện nay, một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng phá hủy trung tâm chỉ huy hoặc hầm ngầm của các nhà lãnh đạo hàng đầu của đối phương được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Loại vũ khí hạt nhân này hiện là nòng cốt trong học thuyết đánh đòn phủ đầu của Mỹ.

Để đối đầu với đòn đánh như vậy, ngay từ thời chiến tranh lạnh, Liên Xô đã phát triển một hệ thống đảm bảo đòn trả đũa hạ nhân, bao gồm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự được xây dựng cả trên mặt đất, trên không và trên biển. Hệ thống này mang tên "Perimeter", được biết đến ở phương Tây với cái tên "Mertvaya Ruka" hay còn gọi là "Dead Hand" (tức "Bàn tay Thần chết"),

Về bản chất, Perimeter là một hệ thống với mạng lưới liên lạc thay thế của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga - một hệ thống bí mật và đáng tin cậy không thể bị vô hiệu hóa.

Đây là một tổ hợp hoàn toàn tự động dành cho kiểm soát cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ, do Liên Xô thiết kế trong Chiến tranh Lạnh như là biện pháp phòng vệ cuối cùng chống lại kẻ xâm lược.

Nó được thiết kế để bảo đảm rằng, ngay cả khi các cơ quan đầu não bị hủy diệt bởi đòn đánh đầu tiên, Liên Xô vẫn có khả năng trả đũa để khiến đối thủ cũng bị hủy diệt theo.

Trong khi được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu trên lãnh thổ rộng lớn, các trung tâm chỉ huy của hệ thống Perimeter thường xuyên giám sát các yếu tố thiên nhiên, địa chấn và bức xạ; đồng thời theo dõi dữ liệu của hệ thống cảnh báo tên lửa, chặn thu liên lạc trên các tần số mà đối phương sử dụng.

Sau khi phát hiện ra dấu hiệu của một cuộc tấn công hạt nhân, hệ thống báo cáo cho bộ tham mưu. Trong tình huống này, sẽ có các phương án xử trí sau:

Nếu câu trả lời là "cứ bình tĩnh", hệ thống sẽ nối lại hoạt động theo dõi tình hình. Nếu không có câu trả lời, Perimeter sẽ tự động truy vấn tới hệ thống điều khiển các tên lửa chiến lược.

 
Bí ẩn Perimeter: Cú đánh cả 2 cùng chết của Liên Xô/Nga - Hình 1

 

Perimeter xứng đáng với danh xưng "Bàn tay Thần chết" (Dead Hand)

Nếu không nhận được câu trả lời của hệ thống này, tức là các trung tâm chỉ huy mặt đất đã bị hủy diệt, "bộ não điện tử" của Perimeter tự mình quyết định phát động cuộc tấn công hạt nhân trả đũa, vì nó nhận thức được rằng "đã đến lúc phát động đòn tấn công hủy diệt".

Hệ thống Perimeter sẽ tự động phóng các quả tên lửa đạn đạo điều khiển, chúng phát tín hiệu trực tiếp cho các hầm phóng tên lửa, tàu ngầm và các cơ sở hạt nhân khác còn sống sót để giáng đòn trả đũa. Đến giai đoạn này, hoàn toàn không cần sự tham gia của con người.

Đừng dại gây gổ với Nga bởi nguyên lý ‘cả 2 cùng chết’ của Perimeter

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Daily Star, một trong những chuyên gia hàng đầu về giải trừ vũ khí hạt nhân là ông Bruce Blair cho biết rằng, sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống Perimeter vẫn được Nga duy trì hoạt động và thậm chí còn được hiện đại hóa.

Kể từ khi hệ thống Perimeter chính thức đi vào hoạt động năm 1985, trải qua hàng thập kỷ, Perimeter đã được thử nghiệm và nâng cấp nhiều lần.

Chuyên gia quân sự Nga Alexander Khrolenko cho biết, cho đến năm 1993 người Mỹ hầu như không biết gì về hệ thống kiểm soát và điều hành Perimeter.

Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1995, dưới áp lực của Hiệp ước START-1, Nga đã phải chấm dứt công tác trực sẵn sàng chiến đấu với hệ thống Perimeter.

Đáng tiếc là Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không đánh giá đúng mức động thái thiện chí của ban lãnh đạo Nga. Mỹ và NATO tiếp tục bành trướng sang phía Đông, kết nạp thêm các thành viên Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ nằm xung quanh nước Nga; xây dựng thêm căn cứ quân sự, tăng cường vũ khí hạng nặng đến các nước này nhằm siết chặt vòng vây xung quanh Nga.

Tất nhiên là Moscow sẽ không bao giờ nằm yên cho Washington "muốn chém thì chém, muốn giết thì giết".

Trong tháng 12 năm 2011, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Đại tướng Sergei Karakayev đã thông báo rằng, hệ thống Perimeter lại được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, mặc dù mang một khái niệm hết sức "khủng khiếp", nhưng chính Perimeter chứ không phải là các hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng thủ không gian, đã góp phần giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Theo chuyên gia Bruce Blair, Perimeter là một giải pháp “chấp nhận được” và “khá đạo đức” để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Sự tồn tại của "Mertvaya ruka" có nghĩa rằng phương Tây sẽ phải suy nghĩ hai lần trước áp dụng vũ khí hạt nhân - bài viết trên The Daily Star cho biết.

Có thể nói rằng, hiện nay, hệ thống này là một trong những yếu tố quan trọng nhất ngăn chặn chiến tranh thế giới III, bởi các đối thủ của Moscow hiểu rằng, tấn công hạt nhân Nga sẽ dẫn đến tình trạng "đồng quy ư tận".

Đồng thời, chuyên gia Bruce Blair nhấn mạnh rằng, nếu Perimeter có thể dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công không gian mạng, nó sẽ gây ra một mối đe dọa đối với an ninh thế giới. Tuy nhiên, có cơ sở để tin rằng điều này sẽ không xảy ra bởi không ai có thể can thiệp vào Perimeter.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Liên Xô/Nga, Perimeter được bảo vệ vững chắc khỏi thiên tai, các hành động phá hoại thông thường và các vụ tấn công hạt nhân. Các chuyên gia cũng loại trừ khả năng hệ thống bất ngờ "phát điên" và phát động tấn công hạt nhân mà không có bất kỳ lý do gì.

Do đó, các chuyên gia kết luận rằng, các đối thủ tiềm năng của Nga nên từ bỏ hy vọng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Moscow, bởi không ai có thể thắng được Nga trong cuộc chiến tranh hạt nhân; kể cả khi đã phá nát các cơ quan đầu não của Nga.

Bí ẩn Perimeter: Cú đánh cả 2 cùng chết của Liên Xô/Nga - Hình 2

Khi Nga bị hủy diệt bởi vụ tấn công hạt nhân, Perimeter sẽ tự động nắm quyền điều khiển các tàu ngầm hạt nhân Nga

Trong thời gian chiến tranh lạnh, Mỹ cũng đã sử dụng một hệ thống thay thế khác được gọi là "Operation Looking Glass", làm việc song song với hệ thống chỉ huy lực lượng chiến lược Mỹ để sẵn sàng thay thế khi cần thiết, nhưng có cơ chế hoàn toàn khác biệt với Liên Xô.

Trong thời gian 30 năm liền (từ năm 1961 đến tháng 6 năm 1990) phi hành đoàn của các trạm chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ đặt trên 11 máy bay đã làm việc theo ca và thường xuyên "lơ lửng" trên vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để kiểm soát tình hình và chuẩn bị sẵn sàng thay thế, trong trường hợp các trung tâm trên đất liền bị phá hủy.

Sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã từ bỏ "Operation Looking Glass", bởi vì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí rất cao; hơn nữa, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Liên Xô đã bị gỡ bỏ

Thiên Nam - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Kết nối nhịp cầu khoa học đến từng thửa ruộng, bờ ao
Kết nối nhịp cầu khoa học đến từng thửa ruộng, bờ ao

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã luôn kiên trì, sáng tạo, bền bỉ kết nối nhịp cầu khoa học đến cuộc sống, đến làng quê nông thôn, đến từng thửa ruộng, bờ ao và đến hàng chục triệu người nông dân.

Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm
Thị trường tăng tốt hơn về cuối phiên và VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.250 điểm

Dù dòng bank vẫn chưa được "kích hoạt", nhưng diễn biến chung khởi sắc với nhiều mã xác lập đỉnh lịch sử mới, chỉ số VN-Index vẫn vượt mốc 1.250 điểm và đóng cửa tại mức giá cao nhất trong 1 tháng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).

Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Gương mẫu, đi đầu, học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ “học tập” sang “làm theo” bằng những việc làm rất thiết thực, cụ thể hằng giờ, hằng ngày trong công tác, chiến đấu, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024
Sôi nổi Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Tối 14/5, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 với Chủ đề: “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”. Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Đại tá Cao Xuân Quận, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng.

Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%
Vĩnh Hoàn: Nguyên nhân doanh thu tăng, lợi nhuận giảm gần 23%

Lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong quý I/2024 mặc dù doanh thu tăng, Vĩnh Hoàn cho biết do giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm.