Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BIDV ôm nợ xấu nghìn tỉ dưới thời ông Trần Bắc Hà

Dưới thời ông Trần Bắc Hà, mặc dù Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xem là một trong những ngân hàng lớn nhất cả nước, nhưng tiềm ẩn bên trong đó vẫn là các khoản nợ nghìn tỉ khó đòi, đầy rủi ro.

Khoản nợ xấu nghìn tỉ

Tính đến thời điểm 1/9/2016, khi ông Trần Bắc Hà rời nhiệm sở, BIDV đang ôm khoản nợ xấu hơn 13.000 tỉ đồng, chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Trong đó, đáng chú ý là những doanh nghiệp có khoản nợ nghìn tỉ chưa hẹn ngày thu hồi.

BIDV ôm nợ xấu nghìn tỉ dưới thời ông Trần Bắc Hà - Hình 1

Tính đến thời điểm 1/9/2016, khi ông Trần Bắc Hà rời nhiệm sở, BIDV đang ôm khoản nợ xấu hơn 13.000 tỉ đồng

Đầu tiên phải kể đến khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai. Nếu tính cả khoản cho vay tín dụng đơn thuần và phát hành trái phiếu thì Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nợ BIDV tới 10.500 tỉ đồng tính đến cuối tháng 4.2016. Ở thời điểm này, tình hình tài chính của HAGL gặp rất nhiều khó khăn khi thua lỗ triền miên, buộc Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc thông qua phương án tái cơ cấu nợ cho công ty.

Số nợ hơn 10.000 tỉ đồng này từng khiến cổ đông của BIDV hoang mang, lo lắng. Lúc đó, nhiều thông tin cho rằng ông Trần Bắc Hà đang "giải cứu" HAGL khi vị Chủ tịch này thừa nhận HAGL chậm trả lãi.

Tuy nhiên, ông Hà đã ngay lập tức lên tiếng trấn an: "Không được dùng từ giải cứu với HAGL. Doanh nghiệp này quan hệ với BIDV 20 năm nay, vay trả sòng phẳng nhưng do tình hình thị trường nên có chậm. Khi họ khó khăn, cả 10 ngân hàng cho vay đều thấy cần trách nhiệm đồng hành, hỗ trợ".

Tiếp đến là Hợp đồng tín dụng với BIDV và một số ngân hàng đối với Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex) ghi nhận mức nợ 221,3 triệu USD (tương đương với hơn 5.000 tỉ đồng).

PVTex là một trong những dự án thua lỗ triền miên, nhiều lần đắp chiếu, vì vậy không có nguồn để trả nợ. Nhà máy hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Khoản nợ của Khoáng sản Na Rì (KSS) trị giá 948 tỉ đồng cũng được cho là "mơ hồ", khó đòi khi giá trị khoản vay cao gấp 2 lần vốn điều lệ của công ty. Đây là khoản nợ mà BIDV chi nhánh Bắc Kạn đã cho KSS vay.

Đáng chú ý là vụ việc BIDV cho Ngân hàng Xây dựng vay 4.700 tỉ đồng, một vụ việc mà thời điểm khi được đưa ra công chúng đã rộ lên tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Theo hồ sơ vụ án đang xét xử, Phạm Công Danh đã dùng 3.070 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng (CB Bank) gửi sang BIDV. Sau đó, ông này đã chỉ đạo lập hồ sơ vay của 12 công ty để vay BIDV 4.700 tỉ đồng. Tài sản đảm bảo là bất động sản và tiền gửi của CB Bank tại BIDV. Toàn bộ số tiền vay, Phạm Công Danh dùng cho mục đích cá nhân là tăng vốn điều lệ của CB Bank và chi tiêu cho Tập đoàn Thiên Thanh (công ty Phạm Công Danh là Chủ tịch trước đó).

12 công ty này đều không có hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng như mục đích sử dụng vốn đã khai với BIDV, toàn bộ hồ sơ vay đều được lập khống. BIDV đã giải ngân 4.700 tỉ đồng cho các công ty này. Sau đó Phạm Công Danh lại rút tiền từ CB Bank để trả nợ gốc và lãi cho BIDV.

Tại kỳ họp 26 diễn ra mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc, quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn; để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động Ngân hàng BIDV.

Trong đó, ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

"Những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật", Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị.

Ông Trần Bắc Hà là ai?

Ông Trần Bắc Hà sinh năm 1956 tại Bình Định, bắt đầu gắn bó với BIDV từ năm 25 tuổi. Sau 10 năm công tác tại ngân hàng này, tháng 7/1991 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh BIDV tỉnh Bình Định.

BIDV ôm nợ xấu nghìn tỉ dưới thời ông Trần Bắc Hà - Hình 2

Ông Trần Bắc Hà bắt đầu gắn bó với BIDV từ năm 25 tuổi

Đến năm 1999, ông Hà được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc BIDV và đến tháng 5/2003 được lựa chọn làm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc NH này. Ông chính thức trở thành lãnh đạo quyền lực nhất từ đầu năm 2008 với vai trò Chủ tịch HĐQT và là người đại diện sở hữu gần 40% trên tổng số 95,3% cổ phần nhà nước nắm giữ tại BIDV. Ngoài ra, ông cũng trực tiếp nắm giữ hơn 163.600 cổ phiếu BIDV.

Ngoài vai trò lãnh đạo tại BIDV, ông Hà cũng từng là Chủ tịch HĐQT hàng loạt công ty như Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Campuchia (IDDC); Công ty Đầu tư và phát triển Myanmar (MIDC); Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư phát triển quốc tế (IIDC); rồi Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư VN sang Campuchia (AVIC), sang Lào (AVIL) và sang Myanmar (AVIM).

Ông Hà đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của BIDV, trở thành một trong 4 NH mạnh của hệ thống, nhưng cũng đẩy nợ xấu tăng vọt. Theo báo cáo tài chính của 11 NH công bố vào tháng 8/2016 (thời điểm ông Hà nghỉ hưu), 11 NH “ôm” hơn 48.882 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, BIDV là NH có tổng số nợ xấu cao nhất, lên tới 13.183 tỉ đồng, tăng 35,95% so với cuối năm 2015. Trong quý 1/2018, lợi nhuận sau thuế của BIDV chỉ tăng 8,5% và chi phí dự phòng đã ăn mòn phần lớn 70% lợi nhuận trước trích lập.

Ông Hà cũng 2 lần dính tin đồn bị bắt vào năm 2013 và 2017. Cả 2 lần thông tin này xuất hiện đều ảnh hưởng khiến thị trường chứng khoán “bốc hơi” hàng tỉ USD. Trước đó, ông Hà cũng từng dính vào tin đồn cho NH TMCP Phương Nam vay 5.000 tỉ đồng, hỗ trợ Phương Nam thâu tóm Sacombank. Tuy nhiên, ông bác bỏ tin đồn này.

Hoàng Hà (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.