Hội thảo “Thành Hoàng Đế trong tiến trình lịch sử Việt Nam” do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Định phối hợp với Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN) và Trung tâm ICISE tổ chức.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Viết Hiền)

Tham dự Hội thảo có các vị: Th.s Võ Cao Thị Mộng Hoài, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Định; PGS.TS Nguyễn Đình Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn; TS Trần Thanh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm ICISE; GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; cùng gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Quy Nhơn,  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội….

Các thành viên Ban tổ chức, đại biểu lãnh đaọ các sở, ngành tham dự Hội thảo.
Các thành viên Ban tổ chức, đại biểu lãnh đaọ các sở, ngành tham dự Hội thảo. (Ảnh: V.H)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt Ban tổ chức, bà Võ Cao Thị Mộng Hoài cho biết: Thành Hoàng Đế trong lịch sử từng là kinh đô của Vương quốc Chămpa với tên gọi thành Đồ Bàn. Dưới Vương triều Trung ương Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc có tên gọi là Thành Hoàng Đế (nay thuộc địa bàn xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn).

Là di tích mang tính kế thừa, thành Hoàng Đế đan xen nhiều lớp kiến trúc khác nhau, từ Vương triều Chămpa thế kỷ XI-XV, đến thời Tây Sơn trong những năm 1776- 1802 rồi đến nhà Nguyễn từ năm 1802. Thành Hoàng Đế đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích Lịch sử năm 1982. Thành Hoàng Đế có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng của tỉnh Bình Định, do đó cần phải tập trung bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa - lịch sử gắn với phục vụ phát triển du lịch tỉnh. 

Đồng thời, bà Phó giám đốc Sở KH&CN Bình Định khẳng định: Hội thảo góp phầnlàm rõ nguồn gốc, diện mạo và vị trí của thành Hoàng Đế trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tỉnh Bình Định triển khai và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thành Hoàng Đế phục vụ phát triển du lịch và giáo dục cộng đồng.

Tiếp đó, Hội thảo đã được nghe một số tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Thành Hoàng Đế trong tiến trình lịch sử Việt Nam”. Tiêu biểu trong số này là một số tham luận: “Nguồn gốc và sự ra đời của thành Hoàng Đế, nhận thức một số vấn đề khoa học” của TS. Nguyễn Công Thành, TS. Nguyễn Doãn Thuận, TS. Đinh Thị Thảo (nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn – Trường Đại học Quy Nhơn); PGS.TS. Phan Ngọc Huyền (Phó Trưởng khoa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); “Nguồn gốc và sự ra đời của thành Hoàng Đế” của PGS.TS. Phan Ngọc Huyền (Phó Trưởng khoa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); “Thành Hoàng đế - Trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều Tây Sơn” của PGS.TS. Đỗ Bang (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam); “Nhận diện kinh đô vương triều Tây Sơn qua tư liệu khảo cổ học” của TS Đinh Bá Hoà (nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định); tham luận của GS.TSKH Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)…

TS Phan Ngọc Huyền trình bày tham luận.
PGS- TS. Phan Ngọc Huyền trình bày tham luận. (Ảnh: Viết Hiền)

Theo đó, với tiêu đề “Thành Hoàng Đế trong diễn trình lịch sử: Nguồn tư liệu và nhận thức”, sau khi phân tích về chức năng tôn giáo, văn hóa của thành Hoàng Đế, PGS.TS. Phan Ngọc Huyền đã kiến nghị một số vấn đề:

  • Tiếp tục đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực trong nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ nhiều “điểm mờ” hiện còn tranh luận và chưa đủ luận cứ khoa học để nhận diện đầy đủ về lịch sử, văn hóa của tòa thành

  • Cần gắn kết giữa việc chuyển giao các thành tựu nghiên cứu mới nhất về lịch sử, văn hóa thành Hoàng đế với công tác quy hoạch, bảo tồn một cách chặt chẽ…

  • Cần xã hội hóa và đại chúng hóa kết quả các kết quả nghiên cứu liên quan đến thành Hoàng đế để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ, phát triển du lịch… 

    TS Đinh Bá Hoà trình bày tham luận.
    TS Đinh Bá Hoà trình bày tham luận. (Ảnh: V.H)

    Trong khi đó, với tiêu đề: “Nhận diện kinh đô vương triều Tây Sơn qua tư liệu khảo cổ học”, TS. Đinh Bá Hoà cho biết: Với việc tìm lại dấu vết kiến trúc khu Tử Cấm Thành kinh đô vương triều Tây Sơn, đã khẳng định sự bề thế của một kinh đô hình thành trong lịch sử. Và, với sự phát hiện mới này sẽ là những chứng cứ vật chất có cở sở khoa học để phục dựng sự nghiệp của một vương triều đầy khí phách trong lịch sử dân tộc. 

    PGS-TS Đỗ Bang trình bày tham luận.
    PGS-TS Đỗ Bang trình bày tham luận. (Ảnh: V.H)

    Còn theo PGS.TS. Đỗ Bang, qua tham luận “Thành Hoàng đế - Trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều Tây Sơn”, ông đã khẳng định: Sử sách đều thừa nhận chính quyền tại thành Hoàng Đế là một cỗ máy chiến tranh khổng lồ có vai trò to lớn trong việc đánh bại quân Xiêm, xóa bỏ cai trị của chúa Nguyễn, chúa Trịnh; kết nối, liên thông Gia Định, Quy Nhơn, Phú Xuân, Thăng Long, buổi đầu tái lập nền thống nhất đất nước.

    Đáng lưu ý là tham luận của GS.TSKH Vũ Minh Giang. Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cần xem lịch sử vương quốc Chămpa là một phần lịch sử Việt Nam. Riêng đối với thành Hoàng Đế, GS.TSKH Vũ Minh Giang đề xuất một số giải pháp: 

    TSKH Vũ Minh Giang trình bày tham luận.
    GS-TSKH Vũ Minh Giang trình bày tham luận. (Ảnh: Viết Hiền)
    • - Kết hợp giữa trưng bày hiện vật khảo cổ với việc thể hiện các thông tin về thành Hoàng đế dưới dạng infographics, timeline, mô hình phục dựng thủ công

    - Xây dựng các mã quét QR link với thông tin cần thiết về lịch sử, văn hóa thành hoàng đế hoặc có thể kết hợp với audio guide để khách tham quan

    - Xây dựng bảo tàng ảo gắn với các tour tham quan (3D art) có các hiệu ứng tương tác để khách tham quan, HS-SV (CĐ trải nghiệm TLGDĐP)

    - Tái dựng một đoạn kịch/tuồng dưới dạng sân khấu hóa về một câu chuyện/nội dung liên quan đến lịch sử, văn hóa của thành hoàng đế để tạo điểm nhấn du lịch..

                                                                                                                                                                                                                                                         Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •